11 điều cần nhớ để viết UX hiệu quả cho ứng dụng

Xây dựng những đoạn viết phục vụ cho UX ( user experience ) của ứng dụng là nghệ thuật “gieo những con chữ” tại giao diện UI sao cho có thể dẫn dắt và chỉ dẫn người dùng, đem đến cho họ những trải nghiệm tốt nhất. Trong đó giao diện UI bao gồm các thành tố như nhãn của menu, mẩu thông báo lỗi, thông báo bảo mật, các điều khoản và hướng dẫn sử dụng sản phẩm

Nhiều nhà phát triển chỉ chú trọng vào thiết kế giao diện sao cho trực quan, đẹp mắt mà không nhận thức được tầm quan trọng của việc chăm chút vào nội dung và các “con chữ”. Mục đích chính của viết UX là giải quyết giao tiếp giữa người dùng và sản phẩm, vì vậy các từ ngữ cũng đem đến nhiều vai trò trong quá trình giao tiếp này.

Trong bài viết này, hãy cùng AppotaX  tìm hiểu một số lời khuyên thiết thực về cách viết UX hiệu quả.

 

1. Ngắn gọn & súc tích

Súc tích không phải là diễn đạt một cách “cụt lủn” hay tối nghĩa, thay vào đó có thể hiểu nó là tìm ra cách diễn đạt hiệu quả nhất chỉ với một số lượng từ ngữ hạn chế, không làm thay đổi nghĩa của câu. Từ đó, hãy đảm bảo rằng mọi từ ngữ bạn cung cấp đến với người dùng đểu có ý nghĩa và chức năng nhất định nào đó chứ không hề thừa thãi. 

Không nên dùng: “Bạn phải đăng nhập trước khi viết bình luận”

Nên: “Đăng nhập để bình luận”

2. Tránh dùng các đoạn văn dài

Khi sử dụng một sản phẩm, người dùng sẽ không bao giờ dành quá nhiều thời gian nán lại để “trầm trồ” hay “chiêm ngưỡng” vẻ đẹp của một giao diện nào đó. Điều họ quan tâm hơn cả là việc cơ chế của giao diện đó có thuận tiện hay không. Do đó, user có xu hướng lướt thật nhanh qua các đoạn text chứ hiếm khi đọc kỹ những dòng chữ này. Để hỗ trợ người dùng làm điều này, bạn nên viết chúng dưới dạng các đoạn văn ngắn và dễ lướt qua ý chính, phân bổ các ký tự thành những câu và đoạn ngắn. Đồng thời,các ý chính và quan trọng cũng cần được để chú trọng và đặt ở vị trí đầu tiên dễ thấy nhất.

3. Tránh sử dụng “phủ định kép”

Sử dụng hai lần phủ định sẽ gây ra sự “hoang mang” và bối rối không cần thiết  cho người dùng, đồng thời khiến họ mất thêm thời gian để giải nghĩa thông điệp. Tránh những kiểu diễn đạt như: “I don’t want to unsubscribe” (Tôi không muốn ngừng theo dõi)

4. Đảm bảo tính nhất quán

Thiếu nhất quán trong một đoạn văn dễ dẫn đến nhầm lẫn. Một ví dụ dễ thấy của sự thiếu nhất quán là sử dụng các từ đồng nghĩa trong các phần khác nhau của UI. Chẳng hạn như nếu bạn gọi quá trình sắp xếp một lịch trình nào đó là “Lên lịch” thì sử dụng bất kỳ từ đồng nghĩa nào khác, ví dụ như “booking” ở những phần sau. 

Một lỗi thường gặp khác là thiếu nhất quán trong việc sử dụng đại từ nhân xưng. Bạn không nên đề cập đến người dùng bằng ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai trong cùng một câu nói.

Đừng sử dụng: Thay đổi giao diện của bạn trong “Tài khoản của tôi”

5. Tránh sử dụng từ ngữ chuyên môn 

Một giao diện UI hiệu quả cần phải có những đoạn văn bản rõ ràng và đơn giản. Do đó, bạn nên thay các thuật ngữ chuyên môn bằng các từ hoặc cụm từ quen thuộc, dễ hiểu. Đặc biệt, việc tránh các biệt ngữ khi thông báo lỗi là một điều quan trọng.

Không nên dùng: Lỗi hệ thống (mã # 2234): Đã xảy ra lỗi xác thực

Nên: Lỗi đăng nhập – Bạn đã nhập sai mật khẩu

6. Sử dụng câu chủ động

Sử dụng câu bị động sẽ khiến người dùng cảm thấy mệt mỏi và chán nản khi đọc các dòng chữ hướng dẫn trên UI

Không nên dùng: Nút “tìm kiếm” nên được sử dụng khi bạn sẵn sàng tìm kiếm một mục.

Nên: Nhấp vào nút Tìm kiếm để tìm kiếm một bài viết.

7. Sử dụng chữ số

Sử dụng chữ số thay cho từ trong một số trường hợp để giao diện trông “gọn mắt”

Không nên dùng: Bạn có hai cuộc gọi nhỡ

Nên: Bạn có 2 cuộc gọi nhỡ

8. Tránh hiển thị tất cả nội dung chi tiết ở phần xem trước

Đôi khi việc cung cấp lượng thông tin dồi dào cho người đọc là cần thiết, nhưng quá nhiều thông tin lại có thể khiến người dùng bị “ngợp”. Vì vậy giao diện của bạn chỉ nên hiển thị nhiều thông tin khi chúng thật sự cần thiết. Sử dụng một cơ chế tiết lộ thông tin lũy tiến để hiển thị thêm chi tiết một cách hợp lý theo “flow” của người dùng. Ở dạng cơ bản nhất, cơ chế này có thể được thực hiện dưới dạng nhấn vào nút ‘Đọc thêm..’ để có thể nhìn thấy nội dung đầy đủ.

Evernote sử dụng cơ chế tiết lộ thông tin lũy tiến để đem đến thông tin một cách hợp lý đến người dùng

9. Xác định các yếu tố tương tác một cách thích hợp

Người dùng thường không thích sự bất ngờ. Họ ghét những tình huống khi họ mong đợi một điều, và kết thúc với một điều khác. Vậy nên, từng thành phần trên trang UI của bạn đều nên thể hiện rõ nhiệm vụ của chúng..

Khi gắn nhãn nút và các yếu tố tương tác khác, hãy sử dụng các động từ hành động, chẳng hạn như ‘Kết nối”, “Gửi” hay ‘Đăng ký” thay cho các từ ngữ mơ hồ như “OK” hoặc “Gửi đi”.

10. Sử dụng ngôn ngữ phù hợp với từng nền tảng 

Các từ ngữ  bạn sử dụng khi mô tả tương tác với ứng dụng trên PC có thể lại không phù hợp đối với các nền tảng di động. Ví dụ: nếu bạn thiết kế một ứng dụng cho iPhone, thay vì sử dụng “click” khi đề cập đến hành động, bạn nên dùng từ “chạm” hoặc “tap”  để thay thế.

11. Sử dụng graphic ( hình ảnh, hình họa, animation ) 

Con người là những sinh vật vô cùng yêu thích sự trực quan. Khả năng diễn giải và ghi nhớ thông tin hình ảnh luôn được gắn chặt vào bộ não của chúng ta. Trong một số bối cảnh, hình ảnh có khả năng thể hiện những điều bạn khó mà diễn tả bằng lời nói. Và đấy là lúc mà hình ảnh có thể hỗ trợ chúng ta và làm cho văn bản dễ hiểu. 

Sử dụng trực tiếp hình ảnh để minh họa cho tính năng của giao diện

Theo Nick Babich – uxplanet.org


 
Đừng quên theo dõi Blog và Fanpage của AppotaX để cập nhật những thông tin và thủ thuật hữu hiệu nhất về Thế giới số cũng như thị trường Quảng cáo – Ứng dụng di động nhé!

 

Comments

comments

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *