15 chỉ số cốt lõi nhà phát triển cần biết để đánh giá mức độ thành công của Mobile App (Phần 1)

Với tốc độ phát triển ấn tượng của nền tảng ứng dụng di động như hiện nay, sức cạnh tranh giữa các ứng dụng trên kho tải ngày càng lớn, đòi hỏi các nhà phát triển hay tiếp thị ứng dụng phải có khả năng phân tích, tính toán để có thể vạch ra một chiến lược Mobile App marketing thật đúng đắn.

Trong bài viết này, AppotaX xin tổng hợp 15 chỉ số cốt lõi mà nhà phát triển hay nhà tiếp thị ứng dụng di động cần biết để đánh giá mức độ thành công của một mobile app. Hy vọng tư liệu này sẽ đem lại nhiều lợi ích cho các bạn trong việc lựa chọn được hướng đi đúng đắn cho chiến dịch tiếp thị hay quảng cáo ứng dụng di động. Cùng tìm hiểu nhé! 

1. Cost Per Acquisition (CPA)

Image result for cost per acquisition

Hiểu một cách đơn giản thì Cost Per Acquisition là mức chi phí bạn cần bỏ ra để có được một người dùng mới cho ứng dụng. Nó cũng là một trong những mô hình doanh thu quảng cáo, mà một nhà phát hành ứng dụng được trả tiền mỗi khi người dùng hoàn thành một hành động cụ thể (điền survey, tải ứng dụng, đăng kí nhận email, mua hàng trong ứng dụng, v.v…). Chỉ số CPA thường được tính theo mốc hàng tháng, hàng quý hoặc hàng năm. 

Công thức tính CPA:

CPA = Tổng chi phí cho việc thu thập người dùng thành công / Tổng số người dùng thành công thu thập được

Image result for average cpa

Tầm quan trọng của việc đo đếm CPA:

  • Để đẩy mạnh các chiến dịch trên thời gian thực
  • Để đo tính hiệu quả của ngân sách cho quảng cáo
  • Để tính chỉ số ROI (Return on investment)

2. Life-time Value (LTV)

Image result for user lifetime value

User lifetime value là chỉ số thể hiện một giá trị (doanh thu hoặc lợi nhuận) mà một người dùng dự kiến sẽ mang lại trong vòng đời của họ. Nói cách khác, nó cho thấy mỗi người dùng sẽ có giá trị thế nào với ứng dụng. LTV cũng sẽ chỉ ra liệu bạn có đang chi ra ngân sách marketing một cách khôn ngoan hay không, có đang tác động vào đúng đối tượng người dùng thích hợp, dựa trên giá trị mà họ mang lại hay không.

Công thức tính LTV:

LTV = Doanh thu trung bình trên mỗi người dùng X lượng người dùng trung bình thu thập được trong một khoảng thời gian cho trước X vòng đời trung bình của người dùng.

Lifetime value (LTV)

* Ghi nhớ: Chỉ số LTV nên lớn hơn so với CPA.

Tầm quan trọng của việc đo đếm LTV:

  • Để tối ưu hóa chiến lược gia tăng người dùng
  • Để ước lượng chi phí cho marketing
  • Để phân tích mức độ trung thành của người dùng
  • Để dự đoán khả năng đem lại lợi nhuận của ứng dụng trong tương lai

3. Retention rate (RR)

Image result for retention

Retention rate là tỉ lệ người dùng vẫn ở lại và sử dụng ứng dụng qua một khoảng thời gian nhất định sau khi tải ứng dụng xuống. Chỉ số này cho phép developer tìm ra được nguồn traffic từ những người dùng ngừng tương tác với ứng dụng hoặc xóa nó hoàn toàn trong một khoảng thời gian ngắn. Những người dùng trung thành thường có xu hướng chi trả cho ứng dụng, mua các sản phẩm khác ngoài ứng dụng đó và lan truyền thông tin về ứng dụng cho những người dùng khác. Bằng cách áp dụng công thức tính retention rate, bạn có thể xác định được mức độ thành công của ứng dụng. Và để gia tăng khả năng giữ chân người dùng, điều quan trọng là phải luôn giữ mức độ tương tác cao từ họ.

Công thức tính Retention rate (%):

RR = ((Lượng người dùng còn lại ở cuối giai đoạn – Lượng người dùng mới thu thập được trong giai đoạn) / Lượng người dùng thu thập được ở đầu giai đoạn) X 100

Retention rate (RR)

E – Lượng người dùng còn lại ở cuối giai đoạn

N – Lượng người dùng mới thu thập được trong giai đoạn

S – Lượng người dùng thu thập được ở đầu giai đoạn

* Ghi nhớ: Chi phí dành ra cho việc thu hút những người dùng mới thường nhiều gấp 5 lần so với việc giữ lại những người dùng hiện tại. 

Tầm quan trọng của việc đo đếm Retention Rate: 

  • Để ước lượng hiệu quả của ứng dụng theo thời gian
  • Để phân tích mức độ trung thành của người dùng
  • Để xác định nguồn traffic đem lại lợi nhuận cao nhất To identify the most beneficial traffic sources
  • Để xác định đâu là những user đáng giá nhất

4. Churn rate (CR)

Image result for churn rate

Churn rate là chỉ số hoàn toàn đối nghịch với Retention rate. Đây là chỉ số thể hiện tỉ lệ lượng người dùng gỡ bỏ ứng dụng sau một thời gian nhất định vì một hoặc nhiều lí do (mức phí, ít tính năng, trải nghiệm người dùng tệ, v.v…). Theo thống kê mới nhất của Localytics, 80% lượng người dùng có xu hướng từ bỏ ứng dụng sau 90 ngày kể từ khi cài đặt. Như vậy, chỉ số CR càng thấp thì mức độ hiệu quả của ứng dụng càng cao.

Công thức tính Churn rate (%): 

Do RR đối nghịch với CR nên ta có công thức:

Churn rate (CR)

Tầm quan trọng của việc đo đếm Churn Rate: 

  • Để xác định yếu điểm trong chiến lược thu thập người dùng
  • Để cải thiện hiệu quả của ứng dụng

5. Daily active users (DAU)

Image result for Daily active users

Dựa vào tần suất sử dụng, người dùng được chia thành 3 loại active user là daily (hàng ngày), weekly (hàng tuần) và monthly (hàng tháng). Như vậy, Daily active users là số lượng người dùng active hàng ngày của ứng dụng, ở đây có nghĩa là những người dùng có ít nhất một phiên tương tác mỗi ngày.

Việc mang user trở lại ứng dụng sau bước đăng kí ban đầu bằng cách gửi các thông báo push-notification và các phương thức khích lệ khách là vô cùng quan trọng. Để có thể đo đếm chỉ số DAU một cách chính xác, hãy tận dụng những công cụ phân tích app marketing.

Công thức tính DAU:

DAU = lượng người dùng active mỗi ngày

Daily active users (DAU)

Tầm quan trọng của việc đo đếm DAU:

  • Để đo đếm mức độ tương tác và khả năng giữ chân người dùng
  • Để xác định lượng người dùng cần có để cấu thành một cơ sở người dùng active
  • Để giám sát mức tăng trưởng của ứng dụng

(Còn tiếp)

Nguồn: MobAir

Đừng quên theo dõi Blog và Fanpage của AppotaX (Google Ad Exchange Việt Nam) để cập nhật những thông tin và thủ thuật hữu hiệu nhất về Thế giới số cũng như thị trường Quảng cáo – Ứng dụng di động nhé!

Comments

comments

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *