15 chỉ số cốt lõi nhà phát triển cần biết để đánh giá mức độ thành công của Mobile App (Phần 2)

Ở phần trước, chúng ta đã tìm hiểu về định nghĩa, công thức tính và công dụng của 5 chỉ số đầu tiên trong số 15 chỉ số cốt lõi nhà phát triển cần biết để đánh giá mức độ thành công của Mobile App. Cùng AppotaX tiếp tục tìm hiểu thêm ở bài viết kì này nhé!

6. Monthly Active Users (MAU)

Image result for monthly active user MAU

MAU là một trong những chỉ số KPI trong app marketing. Người dùng có ít nhất 1 lượt tương tác trong khoảng thời gian 30 ngày được gọi là monthly active users (người dùng có hoạt động hàng tháng). Mỗi thương hiệu, nhãn hàng đều có một tập tiêu chí để xác định MAU. Chẳng hạn đối với Facebook, một người dùng MAU là người đăng nhập và tương tác với trang này ít nhất một lần trong 1 tháng (với các hoạt động đăng bài, like, share, bình luận, gửi tin nhắn, v.v…). Theo thông báo của Statista, vào tháng 4 năm 2017, Facebook Messenger đã ghi nhận 1.2 tỉ người dùng di động hoạt động hàng tháng trên toàn cầu.

Công thức tính MAU:

MAU = số lượng người dùng có hoạt động trong vòng 30 ngày 

Monthly active users (MAU)

Tầm quan trọng của việc đo đếm MAU:

  • Để đo mức độ thành công của ứng dụng
  • Để phân tích khả năng tăng trưởng của ứng dụng

7. App Stickiness

Related image

App Stickiness (khả năng gắn bó với ứng dụng) là tỉ lệ giữa Daily Active Users (người dùng có hoạt động hàng ngày) trên Monthly Active Users (người dùng có hoạt động hàng tháng). Đây là một chỉ số liên quan đến mức độ tương tác của người dùng với ứng dụng. Rất nhiều người dùng tải ứng dụng về và gỡ bỏ chỉ trong một khoảng thời gian ngắn sau đó. Để giảm thiểu tình trạng này và gia tăng tỉ lệ Stickiness, những việc cần thiết bao gồm tái tiếp cận, khuyến khích và đưa ra cái gì đó có giá trị đối với người dùng để thu hút họ quay lại sử dụng và tương tác thật nhiều với ứng dụng.

Công thức tính tỉ lệ Stickiness:

Tỉ lệ Stickiness = DAU (lượng người dùng có hoạt động hàng ngày) / MAU (lượng người dùng có hoạt động hàng tháng) 

Stickiness ratio

Tầm quan trọng của việc đo đếm tỉ lệ Stickiness?  

  • Để giúp cho việc tối ưu trải nghiệm người dùng (UX)
  • Để cải thiện tỉ lệ chuyển đổi
  • Để xác định đâu là những người dùng có mức độ tương tác cao nhất

8. Average Revenue Per User (ARPU)

Image result for Average Revenue Per User (ARPU)

Doanh thu trung bình trên mỗi người dùng (ARPU) được hiểu đơn giản là lượng doanh thu và mỗi active user đem lại cho ứng dụng. ARPU được dựa trên 2 chỉ số: lượng cài đặt ứng dụng và lượng người dùng có hoạt động hàng tháng.

Công thức tính ARPU:

ARPU = Tổng doanh thu được tạo ra trong một khoảng thời gian cho trước / Tổng số lượng active user trong một khoảng thời gian cho trước

Average revenue per user (ARPU)

Tầm quan trọng của việc đo đếm ARPU?

  • Để gia tăng khả năng kiếm tiền từ ứng dụng di động
  • Để tối ưu chiến lược giữ chân người dùng

9. Thời lượng phiên tương tác

Image result for app session length

 

Opera Mediaworks cho biết một người dùng trung bình dành ra khoảng 5 phút cho một ứng dụng, và thời lượng này có xu hướng gia tăng qua mỗi năm gần đây. Session length (thời lượng phiên tương tác) là chìa khóa để thấu hiểu và nắm rõ hành vi người dùng. Một Session (phiên) bắt đầu khi người dùng bật ứng dụng lên cho đến khi tắt nó đi. Ngoài Session Length, việc theo dõi các hoạt động trong ứng dụng của người dùng cũng rất quan trọng. Cung cấp một trải nghiệm người dùng có chất lượng chính là chìa khóa cho việc giữ chân người dùng trong một khoảng thời gian lâu dài.

Công thức tính Session Length:

Thời lượng phiên tương tác trung bình hàng ngày = Tổng thời lượng phiên tương tác hàng ngày / Tổng số active user hàng ngày

Session length

Tầm quan trọng của việc đo đếm Session Length? 

  • Để giám sát mức độ tương tác của người dùng
  • Để tối ưu trải nghiệm người dùng (UX)

10. Click Through Rate (CTR)

Image result for click through rate (ctr)

Click through rate cũng là một KPI quan trọng nữa của ứng dụng, biểu thị tỉ lệ click trên lượt hiển thị. Nó được sử dụng để xác định mức độ thành công của một quảng cáo nhất định. Ví dụ nếu bạn có 23 lượt click trên 1000 lượt hiển thị, CTR của bạn sẽ là 0.023%. Một chỉ số CTR cao sẽ giảm thiểu chi phí cho các mobile marketer. Tuy nhiên, việc có hàng triệu lượt click chưa hẳn đã là giải pháp cho mọi thứ, mà vấn đề thực sự nằm ở việc người dùng tương tác với quảng cáo như thế nào.

Công thức tính CTR:

CTR = (Số lượt click vào quảng cáo / Số lượt hiển thị quảng cáo) X 100

Click through rate (CTR)

* Ghi nhớ: Một chỉ số CTR cao nói lên việc người dùng thấy rằng quảng cáo có ích

Tầm quan trọng của việc đo đếm CTR? 

  • Để tối ưu hiệu quả của chiến dịch quảng cáo
  • Để đo đếm mức độ thành công của quảng cáo

(Còn tiếp)

Nguồn: MobAir

Đừng quên theo dõi Blog và Fanpage của AppotaX (Google Ad Exchange Việt Nam) để cập nhật những thông tin và thủ thuật hữu hiệu nhất về Thế giới số cũng như thị trường Quảng cáo – Ứng dụng di động nhé!

Comments

comments

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *