6 lời khuyên tối ưu tính năng Push Notification

Push notifications (Đẩy thông báo) đóng vai trò rất quan trọng trong việc thành công của một ứng dụng, giữ chân người dùng. Đôi khi người dùng vì lý do nào đó quên mất ứng dụng của bạn thì việc có thông báo nhắc nhở họ sẽ là cách để kéo người dùng quay lại mở ứng dụng, thông báo gửi hợp lý sẽ giúp người dùng sử dụng ứng dụng thường xuyên hơn, tăng mật độ sử dụng thường xuyên hơn, đôi khi là kích thích user mua hàng trong ứng dụng, tăng tương tác,…

Nhưng nếu dùng không hợp lý bạn có thể khiến user ghét và ứng dụng. Thông báo cũng như con dao 2 lưỡi, dùng đúng cách có thể khiến người dùng yêu thích ứng dụng của bạn hơn, khẳng định vị trí trong đầu người dùng, nhưng áp dụng không hợp lý thì đây gần như là cách nhanh nhất để user xóa ứng dụng của bạn khỏi thiết bị của họ.

Vậy nên, để tránh rủi ro có thể xảy ra với bạn, hôm nay Adsota sẽ chia sẻ cho các bạn 6 lưu ý để tối ưu chiến thuật gửi thông báo đến người dùng.

1. Tăng lượng đăng ký nhận Push Notification

Chúng ta đều đã từng dùng ít nhiều ứng dụng và có rất nhiều ứng dụng khi vừa mở lên đã hiện thông báo xin người dùng cho phép gửi thông báo thường xuyên cho họ. Và bạn nên biết rằng phần lớn người dùng sẽ chọn “Không cho phép”, cũng đúng thôi, họ còn chưa biết bạn là ai, ứng dụng của bạn là gì để cho phép bạn thi thoảng lại xuất hiện trước mắt họ. Bản thân tôi cũng thường chọn “Không cho phép” với những ứng dụng mới vì tôi không nghĩ nó sẽ thực sự cần thiết.

Vậy giải pháp ở đây là tốt nhất đừng vội hỏi user xin cho phép gửi thông báo hay không ngay khi họ lần đầu sử dụng ứng dụng, hãy cứ để người dùng thoải mái trải nghiệm và đến 1 thời điểm thích hợp sẽ gửi thông báo xin phép họ gửi thông báo và hãy chắc rằng nội dung xin phép cần để user hiểu rằng nhận thông báo là có lợi cho họ, không hề phiền toái. Việc xin phép gửi thông báo ngay từ chỉ khiến người dùng nhanh chóng nói “Không” mà thôi, vì họ chưa biết gì về ứng dụng của bạn cả.

Chắc chắn là bạn cần xin phép gửi thông báo rồi, nhưng hỏi user ngay từ lần đầu mở app với sau đó sẽ tạo ra khác biệt khác nhau

2. Push phải gửi đúng đối tượng, phù hợp với những nhu cầu khác nhau.

Trước khi bạn định gửi cho user thông báo hãy thử kiểm tra lại rằng liệu những gì bạn gửi có thực sự thích hợp với tất cả user? Có rất nhiều các nhà phát triển thường dùng 1 thông điệp, thông báo duy nhất để gửi thông báo tới tất cả user.

Các bạn hãy bỏ thời gian để nghiên cứu, lọc ra những phân khúc khách hàng khác nhau và gửi những thông điệp tương ứng với từng nhóm phân khúc để phù hợp, hiệu quả nhất. Ví dụ như phân khúc người dùng sẵn sàng chi trả thanh toán hãy gửi cho họ thông báo gợi ý liên quan đến thanh toán trong ứng dụng và phân khúc khách hàng không chi tiền thì hãy thông báo cho họ cách nhận phần thưởng miễn phí bằng cách xem quảng cáo chẳng hạn.

Hay thử nghĩ mà xem, khi push được gửi vào lúc không thích hợp (nửa đêm) thì người dùng liệu có thức dậy để đọc push và truy cập vào ứng dụng? Có thể có – khi người dùng đang nghiện ứng dụng của bạn, còn phần lớn tôi nghĩ họ có thể khó chịu vì bị làm phiền, quấy rối giấc ngủ. Thế mới nói push không đúng lúc sẽ là ác mộng.

Vẫn là tiêu chí phù hợp với nhu cầu người dùng, đặc biệt với game thì những thông báo cho người dùng biết tình hình tài khoản của họ là cần thiết: “Làng của bạn đã hết khiên bảo vệ” có thể sẽ kích thích user đăng nhập vào luôn xử lý tránh bị tấn công. Và thời điểm gửi cho mỗi người là khác nhau nên hãy chắc là hệ thống của bạn ổn định để không gửi nhầm lẫn đối tượng. Không phải user nào cùng đều muốn nhận một message tương tự nhau, bạn phải tập trung vào những gì họ muốn nghe, chứ không phải những gì bạn muốn nói.

Bạn có thể gửi một số thông báo nội dung như sau:

  • Thông báo chào mừng người dùng mới sau khi họ truy cập
  • Thông báo cho những user lâu không vào ứng dụng biết vào để nhận quà, phần thưởng khi mở lại ứng dụng.
  • Thông báo cho người dùng biết ứng dụng vừa có update mới hoặc đang có sự kiện, sự kiện sắp diễn ra, với nhiều game có thể là thông báo cho người dùng biết là đến lượt họ chơi hay là quân đã sẵn sàng để đi chiến đấu,…
  • Tùy từng khu vực địa lý khác nhau mà gửi cho họ thông báo bằng ngôn ngữ tương ứng, bạn không thể gửi thông báo bằng Tiếng Việt tới người dùng ở Thái đưọc.

3023016-poster-foursquare

3. Push cần tùy biến các trải ngiệm.

Mỗi Push lại có những giá trị khác nhau với mỗi người dùng khác nhau. Tại sao user lại phải nhận liên tục các push notification kiểu “Thú cưng của bạn nhớ bạn?” Trong khi, họ quan tâm đến các nội dung liên quan đến vấn đề “thú cưng cần phải được cho ăn”.

Bạn muốn người dùng làm gì khi sử dụng ứng dụng của bạn? Mua hàng? Chơi, sử dụng ứng dụng càng lâu càng tốt? Hay là mời bạn bè sử dụng ứng dụng nhiều hơn? Hãy xác định rõ ràng mục tiêu của mỗi chiến dịch và cách truyền tải thông điệp đến người dùng phải rõ ràng, xúc tích, dễ hiểu. Bạn có thể sử dụng từ ngữ hài hước, dí dỏm nhưng phải đảm bảo rằng nó không làm người dùng khó hiểu trong việc phải biết họ cần làm gì.

4. Push truyền tải những thông điệp có giá trị và điều hướng chính xác

Nếu những thông báo bạn gửi đi đều nhận lại sự phản ứng thờ ơ từ user, điều đó có nghĩa là bạn không gửi đúng push cho người dùng của bạn. Ngược lại, hãy thử 1 push thông báo kiểu như: Đang có 1 event, phần quà trong ứng dụng chờ bạn vào nhận. Mục đích là để người dùng mong chờ các push của bạn, nhìn nó với cái nhìn tích cực, và hưởng ứng với chúng bằng cách sử dụng ứng dụng của bạn. Khi mở một thông báo, user cần phải được chuyển đến nơi có liên quan trực tiếp đến nội dung của notification.

5. Cân đối việc gửi thông báo thường xuyên.

Hãy cân nhắc về việc gửi thông báo thường xuyên cũng có thể khiến user cảm thấy bị làm phiền và phản ứng xấu về ứng dụng của bạn. Mặt khác, gửi quá nhiều notification có thể dần khiến người dùng phớt lờ ứng dụng của bạn, không quan tâm, bỏ qua những thông điệp bạn truyền tải. Đó chính là lý do vì sao bạn cần phải phát triển hệ thống cân đối việc gửi thông báo như thế nào để người dùng đón nhận nó một cách thoải mái nhất.

Không may là hiện nay vẫn chưa có một công thức nào được chia sẻ cho việc gửi thông báo nhiều như nào là hợp lý. Nó còn phụ thuộc rất nhiều vào loại ứng dụng và nhóm người dùng. Ví dụ với những ứng dụng mạng xã hội hay một số loại game thì có thể cần gửi thông báo thường xuyên vì người dùng tương tác thường xuyên sẽ cần được nhận thông báo để nhắc nhở, cập nhật cho họ biết những gì đang diễn ra ngay cả khi không truy cập vào ứng dụng hay game. Trong khi những ứng dụng bán hàng, tin tức thì lại không nên gửi thông báo một cách thường xuyên.

6. Thu thập số liệu chính xác

Tất nhiên rồi, bạn cần thu thập số liệu để biết các nội dung thông báo của mình hiện có hiệu quả hay không, thời điểm nào bị phớt lờ nhiều nhất. VD: Khi người dùng nhận được hàng loạt notification có nội dung “vào thu lượm mùa màng” và họ không có hành động nào cả, điều đó có nghĩa các notification đó không có giá trị và bạn cần sửa lại chiến dịch của mình. Cần theo dõi xem có bao nhiêu lần game được mở, người dùng sử dụng bao nhiêu thời gian chơi game, những thông báo nào hiện ra khi game được mở và thông báo nào hiện ra sau đó.

Nhiều user có thể sẽ chia sẻ với bạn vị trí địa lý của họ, điều này có thể rất hữu ích trong việc quyết định khi nào nên gửi thông báo. Mỗi user có một thói quen, sở thích sử dụng ứng dụng khác nhau. Một số có thể dùng trong khi đi lại, những người khác dùng trong thời gian nghỉ ăn trưa tại nơi làm việc, hoặc trong khi ở nhà một vài giờ sau khi ăn tối. Vậy nên cần phân tích chính xác để Push đủ nhanh nhạy thích ứng với tình hình hiện tại của người dùng của bạn, bao gồm vị trí đại lý luôn thay đổi của họ. Từ sự thay đổi vị trí đến sự thay đổi về phạm vi không gian và một cơ hội để cung cấp một cái gì đó mới mẻ và hấp dẫn thông qua tin push thông báo nếu mọi thứ khác đã được xem xét đầy đủ.

Tóm lại, Push là công cụ rất hiệu quả trong việc thu hút, giữ chân người dùng quay trở lại ứng dụng, sử dụng thường xuyên hơn, hiệu quả hơn nhiều so với việc sử dụng email hay kênh nào khác. Hy vọng những lưu ý chúng tôi nêu ra ở trên có thể giúp các bạn trong việc cân đối lại chiến lược gửi thông báo một cách hiệu quả nhất.

Chúc các bạn thành công!

Comments

comments

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *