6 “tips” hiệu quả cho thiết kế UX/UI của ứng dụng

Hiện nay, với sự “phổ cập” của smartphone, các ứng dụng điện thoại đang dần đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của chúng ta vói nhiều tiện ích và tính năng. Tuy nhiên trong một thị trường đầy cạnh tranh, việc tạo ra một ứng dụng phù hợp, nổi bật và có khả năng giữ chân người dùng giữa hàng trăm nghìn apps được đăng tải lên Apple Store và Google Play mỗi ngày là một điều không hề đơn giản .

 

Đối với một ứng dụng , ngoài chất lượng và tính năng vốn có của nó, các yếu tố liên quan điến giao diện và trải nghiệm người dùng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đem lại lượng user và doanh thu tốt cho nhà phát triển. Dưới đây là 6 “mẹo” thiết kế UX/UI vô cùng đơn giản giúp tối ưu trải nghiệm người dùng , hãy cùng AppotaX khám phá nhé!

1. TIẾT KIỆM TỐI ĐA THỜI GIAN NGƯỜI DÙNG PHẢI BỎ RA ĐỂ TRUY CẬP THỨ HỌ MUỐN

Mỗi một màn hình nên được thiết kế để hướng đến hỗ trợ cho chỉ một thao tác có giá trị đối với người dùng. Hãy thiết kế mỗi mục của ứng dụng sao cho nó chỉ thôi thúc người dùng thực hiện một hành động duy nhất. Điều này sẽ giúp người dùng dễ dàng tiếp cận và sử dụng hơn, cũng như việc sửa đổi hoặc bổ sung của các nhà phát triển ứng dụng khi cần thiết cũng sẽ được tối giản hóa.

Ví dụ, Uber biết rằng mục tiêu của người dùng sử dụng ứng dụng là đi taxi, vì vậy họ không bao giờ khiến người dùng phải nhập quá nhiều thông tin. Ứng dụng sẽ tự động định vị vị trí người dùng dựa trên dữ liệu GEO, thao tác duy nhất người dùng cần làm là chọn địa điểm đón.

2. HÃY BIẾN NỘI DUNG TRỞ THÀNH GIAO DIỆN

Đôi khi giao diện app của bạn cũng không cần thiết phải có sự xuất hiện quá nhiều thành phần như thanh tab hay bottom navigation. Bạn nên tập trung vào nội dung và loại bỏ các yếu tố không cần thiết. Bằng việc giảm thiểu các vùng và nội dung cần phải lưu ý, người dùng sẽ được hướng dẫn đến nội dung mà họ đang tìm kiếm một cách nhanh chóng. 

Ví dụ như đối với Google Maps, khi thiết kế lại Google đã loại bỏ tất cả các bảng và nút không cần thiết và chỉ để lại bản đồ, tương đương với giao diện chính của ứng dụng.

3. SỬ DỤNG KHOẢNG TRẮNG ĐỂ THU HÚT SỰ CHÚ Ý ĐẾN CÁC NỘI DUNG QUAN TRỌNG

Các khoảng trắng hay còn gọi là “negative space”, là các khoảng trống ở giữa và xung quanh các vật thể trong một trang thiết kế. Những khoảng không gian này thường bị bỏ qua và không nhận được nhiều sự để ý từ người dùng. Mặc dù nhiều UI designer có thể coi đây là sự lãng phí không gian , nhưng thực ra “khoảng trắng” là một yếu tố vô cùng quan trọng trong thiết kế ứng dụng.

Đây không chỉ là một khoảng trắng thông thường mà nó còn có chức năng giúp cho người dùng tập trung vào các nội dung ưu tiên cũng như đóng vai trò rất quan trọng trong bố cục hình ảnh. Vì vậy, các khoảng trắng này góp phần “tối giản hóa” UI và cải thiện UX.

4. LÀM CHO VIỆC ĐIỀU HƯỚNG TRỞ NÊN DỄ DÀNG HƠN

Quá trình điều hướng người dùng luôn là ưu tiên của mọi ứng dụng. Ứng dụng nên có phần điều hướng sao cho người dùng có thể dễ dàng nhận biết và truy cập các tính năng mình muốn nhất và các thành tố mang chức năng điều hướng của ứng dụng cũng nên chiếm ít không gian trên màn hình. Tuy nhiên, việc làm cho việc điều hướng tối ưu trên ứng dụng là thách thức không nhỏ do những hạn chế của thiết bị màn hình cỡ nhỏ và nhu cầu ưu tiên về nội dung.

Thanh tab (phía trên) hoặc thanh bottom navigation (phía dưới) là những phương án khả dĩ cho những ứng dụng muốn đưa vào ít nút điều hướng. Các thanh công cụ này tỏ ra rất hiệu quả khi co thể hiển thị tất cả các tùy chọn điều hướng chính và giúp người dùng chuyển đổi giữa các phân mục chỉ bằng một cú nhấp.

5. TỐI ƯU GIAO DIỆN APP CHO VIỆC SỬ DỤNG BẰNG MỘT TAY

Chắc chắn cuộc chạy đua về diện tích hiển thị của màn hình smartphone đến từ các hãng sản xuất sẽ vẫn là xu hướng chung trong thời gian sắp tới. Theo nhiều khảo sát được thực hiện gần đây, có tới 49% số người dùng smartphone có thói quen thao tác bằng 1 tay, 36% một tay đỡ một tay sử dụng và chỉ có 15% thao tác bằng 2 tay.

Chính vì vậy, việc điều chỉnh thiết kế cho app thân thiện với việc thao tác bằng một tay là rất cần thiết để cải thiện trải nghiệm của người dùng. Các app designer cần cố gắng đảm bảo rằng ứng dụ có thể dễ dàng được sử dụng trên một màn hình lớn bằng một tay. Và đặc biệt, hãy đặt các nút điều hướng trong tầm với của ngón tay cái, vì đây là khu vực rất ưa thích của người dùng smartphone.

6. ĐỪNG KHIẾN NGƯỜI DÙNG PHẢI CHỜ ĐỢI NỘI DUNG XUẤT HIỆN

Hãy tối ưu hết mức có thể để app càng mượt mà với tốc độ hiển thị càng nhanh càng tốt. Một mẹo nhỏ là hãy “cài cắm” vào ứng dụng một số tính năng và tác vụ chạy ngầm. Các thao tác chạy ngầm ở background sẽ mang đến 2 lợi ích chính: chúng hoàn toàn vô hình với người dùng và hoạt động trước khi người dùng thực sự yêu cầu chúng, do đó có thể khiến cho các thao tác có vẻ như đang hoạt động nhanh chóng.

Một ví dụ điển hình của việc này là tải lên hình ảnh trên Instagram. Ngay khi người dùng chọn một hình ảnh để chia sẻ, gắn tag và ghi caption, thì quá trình đăng tải của ảnh đã được bắt đầu từ trước đó. Vào thời điểm khi người dùng có thể nhấn nút chia sẻ, hình ảnh của người dùng sẽ ngay lập tức xuất hiện.


Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm về AppotaX qua website: https://adx.appota.com/

Đừng quên theo dõi Blog và Fanpage của AppotaX để cập nhật những thông tin và thủ thuật hữu hiệu nhất về Thế giới số cũng như thị trường Quảng cáo – Ứng dụng di động nhé!

Comments

comments

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *