app store feature được featured

6 yếu tố cần có nếu bạn muốn ứng dụng của mình được featured trên kho tải (Phần 1)

Thống kế cho thấy, được “featured” trên kho tải giúp tăng khả năng được cài đặt của ứng dụng lên 1747% và của game lên 792%. 

Được “featured”, hay là được kho tải đưa vào các danh sách nổi bật như ứng dụng/trò chơi miễn phí/trả phí phổ biến nhất, lựa chọn của biên tập viên (Editor’s Choice). Đây được coi là bảng xếp hạng có ảnh hưởng lớn nhất tới quyết định của người dùng, là mong muốn của rất nhiều nhà phát triển, xuất bản ứng dụng.

Cùng với đó, việc được featured ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động ASO, gia tăng người dùng hiệu quả, củng cố thương hiệu của ứng dụng cũng như tên tuổi của nhà phát triển, studio đã tạo ra ứng dụng đó.

Bài viết xin gửi tới bạn đọc 6 yếu tố cần để một ứng dụng có thể được featured.

6 yếu tố quan trọng hay kim tự tháp featured được mô tả như sau:

ứng dụng được feature featured adsota appotax
Theo Moritz Daan & Gabe Kwakyi (Chuyên gia ASO)

Các yếu tố được sắp xếp từ chân đến đỉnh kim tự tháp là:

  • Great product: sản phẩm chất lượng
  • Strong metrics: các chỉ số đo lường tốt
  • Latest technologies: áp dụng các công nghệ mới nhất
  • App store presence: hiển thị trên kho tải
  • Communication: mối quan hệ, mức độ giao tiếp với quản trị kho tải
  • Timing: Thời điểm thích hợp

1. Sản phẩm chất lượng

Lẽ dĩ nhiên, không đời nào một sản phẩm tệ lại được các kho tải như Google Play đưa vào danh sách nổi bật và khuyến khích người dùng cài đặt. Hãy dành thời gian nghiên cứu kho tải mà bạn muốn phát hành ứng dụng của mình trên đó.

Trên kho tải ứng dụng của Google, “featured” được chia thành nhiều danh mục khác nhau dựa trên thể loại của ứng dụng (như giáo dục, giải trí, nhạc…), các danh sách hàng đầu (như ứng dụng miễn phí phổ biến nhất, trò chơi miễn phí phổ biến nhất, ứng dụng trả phí phổ biến nhất…), và lựa chọn của các biên tập viên – editors’ choice.

Một ứng dụng được xem là “chất lượng” thường được xây dựng trên một ý tưởng tốt và cách nó được phát triển và phát hành “đến nơi đến chốn”.

Lấy Money Lover – một trong những ứng dụng tên tuổi và xuất sắc nhất Việt Nam trong nhiều năm gần đây làm ví dụ. Đây là ứng dụng liên tục lọt vào các bảng xếp hạng ứng dụng miễn phí/trả phí tốt nhất, cũng được xếp vào danh sách lựa chọn của các biên tập viên. 

Ý tưởng: quản lý tài chính cá nhân, theo dõi các khoản chi, lên kế hoạch chi tiêu, là ứng dụng đầu tiên ở Đông Nam Á giúp người dùng tự động theo dõi và phân loại giao dịch từ nhiều nguồn khác nhau như SMS, hoá đơn, email và tài khoản ngân hàng.

Mặt khác, game/ứng dụng chất lượng không nhất thiết phải xây dựng trên một ứng tưởng hoàn toàn mới lạ, độc đáo chưa từng có. Mùa hè năm 2017, ứng dụng Magic Tiles 3 của nhà phát hành Việt Nam – Amanotes, đã xuất sắc vượt qua các đối thủ tầm cỡ như Pokemon Go, Candy Crush, Angry Bird, được Google Play lựa chọn feature ở vị trí số 1. Về ý tưởng, Magic Tiles 3 có phần tương đồng với Piano Tiles, những mở rộng hệ thống nhạc cụ, cải thiện giao diện màn chơi, đồng thời mang đến nhiều trải nghiệm mới mẻ cho người dùng.

2. Các chỉ số đo lường tốt

Dùng số liệu để chứng minh và đảm bảo cho chất lượng của game và ứng dụng dù đã được cập nhật hay trong giai đoạn phát hành.

Nếu ứng dụng được cập nhật, nhà phát hành có thể dựa vào dữ liệu đã có sẵn từ trước, đánh giá trên kho tải (rating, review). Trường hợp ứng dụng đang trong giai đoạn phát hành, nhà phát triển nên ra mắt một phiên bản trước (gọi là soft-launch), đưa ra thông tin nổi bật nhất của ứng dụng, nhằm thu hút và gây ấn tượng, và gia tăng người dùng ngay sau khi ứng dụng chính thức có mặt trên Store.

Các chỉ số quan trọng mà quản trị kho tải của Apple và Google đặc biệt chú ý tới là:

  • D1, D7, D14, D30 retention: tỉ lệ quay trở lại sau khi cài đặt ứng dụng của ngày thứ nhất, ngày thứ 7, ngày thứ 14 và ngày thứ 30
  • ARPU (Average Revenue Per User) – doanh thu trung bình từ mỗi người dùng; và ARPPU (Average Revenue Per Paying User)
  • Rating – Số lượng đánh giá, kết quả đánh giá trên kho tải (tại thị trường ứng dụng được phát hành)

3. Áp dụng công nghệ phát triển mới nhất

Ứng dụng các công nghệ cập nhật nhất từ Apple và Google là điểm cộng rất lớn cho việc xét duyệt ứng dụng di động của bạn có được featured hay không.

Mỗi khi một tính năng nào đấy được ra mắt, rất nhiều nhà phát triển đã nhanh chóng cập nhật bản code (update the code), hay cân nhắc thay đổi screen sizes mới trong quá trình thiết kế ứng dụng, hoặc thay đổi sdk cho vị trí và kích cỡ quảng cáo…

Chẳng hạn như sau khi iPhone X được ra mắt, các hướng dẫn liên tục được tung ra, hỗ trợ việc phát triển ứng dụng sao cho phù hợp với màn hình với rãnh đen trên cạnh chiếm một phần diện tích. Các developer cũng cần cập nhật những hướng dẫn này và sớm áp dụng cho sản phẩm của mình.

Một số cập nhật liên quan được Google và Apple thông báo năm 2017 vừa qua:

Tại Google I/O 2017:

  • Vulkan: nền tảng đồ họa 3D tích hợp trên Android 7 Nougat, tăng hiệu suất đồ họa, giảm độ nóng, tiết kiệm điện, hiệu quả với các trò chơi yêu cầu đồ hoạ nặng.
  • Multi-window support: hỗ trợ tính năng đa nhiệm
  • Enhanced notifications: thông báo, tin nhắn, phản hồi từ ứng dụng tới người dùng có tính cá nhân hóa cao
  • Data saver: tiết kiệm tài nguyên, dung lượng cho người dùng

Tại Apple Worldwide Developers Conference (Apple – WWDC) 2017:

  • SiriKit: extension cho phép gia tiếp với Siri ngay cả khi ứng dụng không chạy
  • ARKit: bộ công cụ phát triển phần mềm của Apple cho phép các nhà phát triển xây dựng các ứng dụng bổ sung cho iOS, tối ưu cả phần cứng và phần mềm cho AR.

___

Trên đây là 3 trong 6 yếu tố giúp gia tăng có hội giúp ứng dụng được featured trên các kho tải Google Play và Apple Store. Các yếu tố còn lại sẽ được đề cập trong bài viết tiếp theo.

Nguồn: Advanced ASO, Daan & Kwakyi


Đừng quên ghé thăm, theo dõi blog cũng như 2 trang Fanpage của Adsota và AppotaX để cập nhật những thông tin mới mất.

Comments

comments

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *