Tối ưu ASO cho App: Chọn Keyword như thế nào?

Các kho tải lớn như Apple Store hay Google Play hiện nay đã trở nên vô cùng chật chội với ước tính tổng cộng khoảng hơn 5 triệu app được đăng lên kho tải trên toàn cầu. Điều này đồng nghĩa với việc ứng dụng mới phát hành của bạn, để nhận được sự quan tâm và lượt cài đặt từ phía người dùng, phải thật sự nổi bật và được tối ưu tốt. Và để tránh việc app của mình bị “chìm nghỉm” vào hằng hà sa số các ứng dụng trên kho tải khác, ASO (App Store Optimization) là một công đoạn vô cùng quan trọng.
Trên thực tế, mục tiêu đặt ra cho mỗi chiến dịch  ASO hết sức đơn giản – giúp cho app nhận được nhiều lượt tải bằng cách đưa chúng lên top đầu của kết quả tìm kiếm cho những từ khóa phổ biến liên quan. Để thực hiện được điều đó, việc tìm những từ khóa thích hợp, phổ biến và cũng đủ độc đáo để đặt cho tiêu đề và description của ứng dụng, góp phần tối ưu ASO là một trong những bước bắt buộc. 
Hãy cùng AppotaX điểm qua một số lưu ý quan trọng trong quá trình tìm kiếm những keyword “đắt giá” cho ứng dụng của bạn qua bài viết dưới đây nhé!

 

1. List ra tất cả những keyword khả thi

Keywords – với đúng nghĩa của chúng là “từ khóa“, là những ký tự mà một user sẽ gõ vào thanh search khi họ cần tìm kiếm và tải xuống một ứng dụng nào đó. Hãy list ra tất cả các từ khóa và các cụm từ mà bạn nghĩ ra có liên quan đến ứng dụng của bạn vào một cái spreadsheet. Và hãy luôn nhớ rằng, các từ khóa đó phải có mức độ liên hệ nhất định đối với các tính năng hay nội dung của app đó. Thử đặt mình vào vị trí của người dùng và đưa ra một loạt các câu hỏi: 

Ứng dụng của bạn cung cấp tiện ích gì?
Nó có thể giải quyết vấn đề gì của người dùng?
Nếu tìm kiếm ứng dụng này, người dùng sẽ search gì?

Cụ thể hơn, đầu tiên hãy nghĩ ra một từ khóa gốc, có thể được dùng để phát triển lên các cụm từ khóa phức tạp hơn. Lấy một ví dụ đơn giản , nếu app của bạn là một ứng dụng đặt phòng cho khách sạn, hoàn toàn có thể bắt đầu bằng các từ khóa cơ bản như “khách sạn” , “booking” hay “đặt phòng”, từ đó tạo nên tổ hợp từ khóa phức tạp và cụ thể hơn như “đặt phòng khách sạn”, “booking khách sạn”.

2. Khảo sát “nhẹ” các đối thủ cùng ngành

Một trong những bước đi khôn ngoan trong việc ASO mà các nhà phát triển không nên coi thường, đó là việc “dò xét “ xem các sản phẩm hay đối thủ cùng ngành đang dùng từ khóa gì, sau đó tham khảo và cải thiện từ công thức đó. Trái với quan niệm của nhiều người, việc có chiến thuật hợp lý trong tạo từ khóa cho ứng dụng quan trọng hơn việc phải cố làm cho nó sáng tạo, độc đáo. Bởi lẽ khi tìm kiếm một ứng dụng nào đó, người dùng thường chỉ có xu hướng nhập vào những bộ từ khóa nhất định, vậy nên các app marketer tuy vẫn cần đổ nhiều chất xám vào việc brainstorm từ khóa, nhưng cũng nên tuân thủ những quy tắc phổ biến nhất, Ngoài việc research thủ công, các công cụ miễn phí/trả phí như The Tool, App Tweak cũng sẽ đem lại phương án trợ giúp đắc lực cho bạn.

3. Sử dụng các loại từ điển và công cụ miễn phí

 

Khi cảm thấy “bế tắc” khi suy nghĩ từ khóa ASO cho ứng dụng và không muốn sử dụng lại các từ khóa quá chung chung, có một tips rất thú vị là bạn hoàn toàn có thể sử dụng các loại từ điển đồng nghĩa ( Anh-Việt , Việt- Việt) để tìm ra các từ khóa có nghĩa tương đương. Các công cụ ngôn ngữ như từ điển có khả năng gợi ý cho bạn hàng loạt các từ đồng nghĩa chỉ từ một từ khóa duy nhất. Ngoài ra tìm các từ trái nghĩa để suy ra từ khóa phù hợp với ứng dụng của bạn cũng là một phương án không tồi.Ngoài ra các tool miễn phí nhưu Google AdWords Keyword Planner và Google Trends cũng có thể giúp bạn có thêm nhiều phương án hơn cho các từ khóa phổ biến.


4. Chú ý tới ba yếu tố chi phối thứ hạng của từ khóa

Khi lựa chọn từ khóa cho ứng dụng, bạn cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng 3 yếu tố sau đây để đạt được kết quả tối ưu nhất:

RELEVANCE – MỨC ĐỘ PHÙ HỢP CỦA TỪ KHÓA

Bạn cần đảm bảo rằng mỗi từ khóa bạn chọn thực sự phù hợp và có liên quan tới ứng dụng của bạn ở các khía cạnh chức năng chính, lĩnh vực hay thể loại app, cũng như xu hướng tìm kiếm của người dùng khi tìm kiếm những ứng dụng như vậy. Những từ khóa ít liên quan đến chức năng ứng dụng sẽ không thể đem lại bất kỳ sự quan tâm hay lượt tải nào từ người dùng.

TRAFFIC/VOLUME – MỨC ĐỘ PHỔ BIẾN CỦA TỪ KHÓA

Traffic của một từ khóa được coi như độ phổ biến của từ khóa đó trên các kho tải, và có thể hiểu là từ khóa nào có traffic cao nghĩa là được nhiều người dùng tìm kiếm trên thanh search. Thường thì các từ khóa càng đơn giản, chung chung thì sẽ được nhiều người tìm kiếm và có traffic lớn hơn. Ví dụ, từ khóa “game” chắc chắn sẽ phổ biến và có traffic cao hơn từ “ match 3 games”.

 

DIFFICULTY – ĐỘ KHÓ TRONG VIỆC LÊN TOP CỦA TỪ KHÓA

Nếu bạn đã tìm thấy một từ khóa rất phù hợp với độ phổ biến lớn, thì đừng quên kiểm tra độ khó của nó. Nói một cách dễ hiểu, độ khó của từ khóa tương đương với mức độ cạnh tranh bạn gặp phải khi chọn nó cho app của mình, và càng nhiều app trên kho tải chứa từ khóa này thì mức độ khó càng cao. Không có gì ngạc nhiên khi các từ khóa có độ phổ biến lớn là những từ khóa cạnh tranh nhất, với các ứng dụng rất mạnh xếp hạng trong kết quả hàng đầu. Việc chọn những từ khóa này sẽ khiến ứng dụng của bạn rất khó để chiếm các vị trí hàng đầu trên kho tải. Đó là lý do tại sao cân bằng giữa độ phổ biến và độ khó chính là cốt lõi.

Tuy nhiên, kinh nghiệm của nhiều app marketer cho thấy việc “né” những từ khóa có mức độ cạnh tranh quá “khốc liệt” với nhiều ứng dụng “on-top-of-mind” là điều cần thiết. Ứng dụng của bạn hoàn toàn có thể vươn lên xếp hạng đầu tiên trên kho tải bằng một từ khóa liên quan với traffic trung bình, trong khi có thể sẵn sàng bị đánh bật ra khỏi “top 50” với một từ khóa có mức độ cạnh tranh cao hơn. Hãy thử tưởng tượng rằng, phần lớn mọi user sẽ không bao giờ rảnh tay mà scroll hết 50 kết quả ứng dụng mà họ tìm kiếm mà chỉ để ý những kết quả hàng đầu, vậy nên hãy chọn phương án có ít rủi ro hơn. Chí ít thì hãy tìm các biện pháp để ứng dụng của mình không nằm ngoài top 20 !

Theo Biznessapps


 
Đừng quên theo dõi Blog và Fanpage của AppotaX để cập nhật những thông tin và thủ thuật hữu hiệu nhất về Thế giới số cũng như thị trường Quảng cáo – Ứng dụng di động nhé!

Comments

comments

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *