Khám phá 8 bước đi quan trọng để tạo nên một ứng dụng di động thành công (Phần 1)

Có hàng ngàn những ý tưởng tuyệt vời đã ra đời và định hình thế giới ứng dụng di động, trở thành những cơn sốt toàn cầu như Flappy Bird, Pokemon GO, Hearth Stone, v.v … hay những ứng dụng mà đến ngày nay hầu như bất kì một chiếc smartphone nào cũng có như Clean Master, UC Browser, Camera 360, v.v …

Thế nhưng bên cạnh đó, cũng có hàng ngàn ứng dụng “chết yểu” mỗi năm khi không thu hút được người dùng và chẳng thể trụ lại lâu trên các kho tải. Các bạn có đặt ra câu hỏi đâu là sự khác biệt trong quá trình phát triển ứng dụng của các developer ? Đâu là điều mà người thành công đặc biệt chú ý và kẻ thất bại lại bỏ sót? Hãy cùng Adsota tìm hiểu những bước quan trọng mà các nhà phát triển nên theo sát để có thể tạo ra một ứng dụng di động thành công nhé. 

1. Research và research thật nhiều 

Research là phần việc đầu tiên và tối quan trọng nhất khi bạn bắt đầu muốn tạo ra một ứng dụng di động. “Great minds think alike” – những trí óc tuyệt vời sẽ suy nghĩ giống nhau, và bạn không phải là developer duy nhất trong thế giới di động này. Bạn nghĩ sao nếu bạn “đẻ” ra 1 ý tưởng vô cùng tuyệt vời, dốc toàn tâm toàn lực cho việc phát triển nó, để rồi dần phát hiện ra nhiều người khác cũng đã làm một điều tương tự và thậm chí là cùng một cách tương tự như bạn? Việc bị “đụng hàng” hẳn đã khó chịu chứ chưa kể một ứng dụng “sinh sau đẻ muộn” mà chả có gì khác biệt so với những người anh em trước đó thì khó mà cạnh tranh được.

Hãy bắt đầu với câu hỏi: “Điều gì làm cho ứng dụng của tôi khác biệt?” Đó có thể là một value (giá trị) nào đó, một algorithm (thuật toán) hay logo độc đáo, hay bất cứ điều gì thực sự có thể làm cho ứng dụng của bạn chiến thắng cuộc cạnh tranh gay gắt trên các kho tải ứng dụng. Thực hiện tìm kiếm đơn giản về một số từ khóa mà ứng dụng của bạn có thể được liệt kê trên Google hoặc trong các app store. Xem xét sự cạnh tranh, các đối thủ mà bạn sẽ phải chống lại. Càng dành nhiều thời gian để research bao nhiêu thì bạn sẽ càng có thể nắm rõ  mục đích, phương hướng và mục tiêu cho ứng dụng của bạn.

2. Lên kế hoạch và ước tính chi phí tiếp cận đối tượng mục tiêu 

Sau khi hoàn thành khâu research và tìm ra chỗ đứng cũng như những yếu tố làm cho ứng dụng của bạn nổi bật so với các đối thủ, bước tiếp theo là thiết lập một kế hoạch. Kế hoạch cho giá cả sẽ là gì? Có nên tính phí ban đầu để tải xuống ứng dụng hay áp dụng một khoản phí hàng tháng? Đối tượng mục tiêu của bạn là ai? Mức giá nào là hợp lí đối với đối tượng mục tiêu của bạn? Bạn có nên cung cấp mua hàng trong ứng dụng (In-app purchase) không? … Những “small question” như vậy sẽ còn nảy ra rất nhiều. Planning (lên kế hoạch) là một bước quan trọng đại diện cho toàn bộ chiến lược đằng sau ứng dụng của bạn cũng như việc tiếp thị mở rộng phạm vi tiếp cận với người dùng. Những kế hoạch khả thi nhất thường được bắt đầu tại một thị trường thân thuộc và tiềm năng như khu vực địa phương hay rộng hơn là trong nước.

Chi phíthời gian phát triển là một yếu tố hiển nhiên trong quá trình tạo ra ứng dụng của bạn. Nhưng bạn có nghĩ sẽ mất bao nhiêu chi phí để đưa ứng dụng của bạn đến được với user?  Người dùng sẽ tìm thấy ứng dụng của bạn như thế nào chứ chưa nói đến việc xem xét tải về và sử dụng nó? Rất nhiều người khởi nghiệp ứng dụng nghĩ rằng đứa con tinh thần của họ sẽ là điều gì đó lớn lao và trở thành hiện tượng ngay sau khi “lên kệ” trên các app store. Khoan mơ mộng và hãy thực tế một chút. Ngay từ trước khi bắt đầu phát triển, hãy thử ước tính khoản chi phí cần thiết để ứng dụng của bạn có được lưu lượng truy cập nhất định ban đầu và khả năng hiển thị thành công. Sự thật là ứng dụng của bạn có tuyệt vời đến mấy mà chả ai có thể nhìn thấy nó trên kho tải thì công sức của bạn cũng sẽ “đổ sông đổ bể” mà thôi.

3. Flow làm việc của ứng dụng 

Tiếp sau việc lên kế hoạch và dự trù khoản chi phí ban đầu để đưa ứng dụng của bạn tới người dùng, bạn cần bắt tay vào việc lên trong đầu những ý tưởng về các khía cạnh của khâu thiết kế. Đầu tiên hãy định ra cho ứng dụng một Workflow – luồng làm việc của ứng dụng, hay có thể hiểu nôm na là cách mà ứng dụng “chuyển” từ trang này sang trang khác trong ứng dụng như thế nào. Hẳn là thoạt nghe thì không có nhiều người để tâm đến vấn đề này, nhưng bất kỳ ứng dụng nào mà bạn từng nhìn vào đều có một “dòng chảy” cụ thể được thiết kế và hoạch định đến từng chi tiết nhỏ nhất. Đây chính là ý nghĩa của thuật ngữ User Interface – Giao diện người dùng, thể hiện cách mà người dùng tương tác với nền tảng ứng dụng của bạn. Khi họ mới vào giao diện của ứng dụng, một màn hình hiển thị những chức năng cơ bản đi kèm với những icon dễ liên tưởng, hay hiệu ứng xuất hiện khi người dùng thực hiện một tương tác nào đó sẽ trở thành điểm nhấn và khiến họ vô tình bị “lạc trôi” vào “dòng chảy” trong ứng dụng của bạn.

Chủ yếu, khái niệm ở đây là đưa ra ý tưởng về bao nhiêu màn hình bạn sẽ có, những gì sẽ được hiển thị trên mỗi màn hình, và làm thế nào tất cả các màn hình sẽ được liên kết với nhau. Bạn cũng có thể hoàn toàn có thể quyết định được cảm giác của người dùng khi sử dụng ứng dụng của bạn nếu biết khéo léo tích hợp những hiệu ứng chuyển màn hình, giao diện độc đáo, linh hoạt và thống nhất.

4. Điều hướng trực quan

Nếu workflow của ứng dụng là cách bạn chuyển từ trang này sang trang khác thì điều hướng trực quan là các chi tiết cụ thể về cách bạn sẽ chuyển sang các trang khác của ứng dụng từ trang hiện tại. Việc chú ý đến các chi tiết là điều kiện tiên quyết để cho phép bất cứ ai tạo ra một phương thức điều hướng thật trực quan. Thêm vào đó là sự linh hoạt giữa nội dung của ứng dụng và trật tự sắp xếp các thanh công cụ, chức năng để tạo ra mật độ hiển thị thích hợp cho trang ứng dụng và duy trì khả năng tương tác của người dùng. Điều này đồng thời cũng đòi hỏi việc liên kết đường link tải của những ứng dụng nội bộ khác để giúp ích cho người dùng trong việc khám phá ban đầu về các tính năng khác nhau. 

Cấu trúc ứng dụng cũng là nơi bạn nên dành thời gian vào để hoàn thiện nếu muốn đảm bảo người dùng có thể đến được cái đích họ đang tìm kiếm càng nhanh càng tốt mà không cần nghĩ đến việc phải “tap” vào chỗ nào tiếp theo. Hãy xem xét việc sử dụng các biểu tượng thay vì chuyển hướng bằng văn bản, và research về các biểu tượng được biết đến rộng rãi nhất. Nếu bạn muốn tạo các biểu tượng tùy chỉnh độc đáo và riêng biệt để đại diện cho các phần tử  trong ứng dụng của mình, trước tiên hãy thực hiện một số bài test với người dùng để chắc chắn mức độ thích hợp và tính liên quan của các biểu tượng đó cũng như khả năng đón nhận của người dùng. 

Phần 2 sẽ được cập nhật trong kì tới của bài viết!

(Tổng hợp)


Đừng quên theo dõi BlogFanpage của AppotaX (Google Ad Exchange Việt Nam) để cập nhật những thông tin và thủ thuật hữu hiệu nhất về Thế giới số cũng như thị trường Quảng cáo – Ứng dụng di động nhé!  

 

Comments

comments

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *