Thuật ngữ quảng cáo di động cần biết – Phần II

Chào các bạn, các bạn còn nhớ chúng ta đã cùng tìm hiểu các thuật ngữ di động lần trước rồi chứ? Có rất nhiều thuật ngữ mà chúng tôi muốn chia làm nhiều phần để các bạn tiện đọc và tuần này Adsota xin gửi tới các bạn phần 2 các bài tìm hiểu thuật ngữ thường được dùng trong quảng cáo di động. Các bạn chưa đọc phần 1 có thể đọc tại đây: Thuật ngữ quảng cáo di động cần biết – Phần I

Một số thuật ngữ quảng cáo di động cần biết phần II:

1. Creative

Chúng ta vẫn thường biết từ này có nghĩa là sáng tạo, trong quảng cáo thì Creative thường được hiểu là quảng cáo sáng tạo, có thể là một file ảnh, video, nội dung sáng tạo đặc biệt thu hút người dùng,…

2. CPA

Thuật ngữ khá phổ biến mà bạn dễ dàng bắt gặp, CPA là viết tắt của Cost Per Action, thi thoảng bạn có thể gặp với cách viết khác: PPA – Pay Per Action hay CPL ( Cost per Lead) hoặc CPS (Cost per Sales). Thuật ngữ này trong quảng cáo di động được hiểu là phương thức mà nhà quảng cáo chi trả cho quảng cáo dựa vào lượng tương tác, hành động của người dùng, nó yêu cầu người dùng phải thực hiện yêu cầu cao hơn các loại hình khác nhưng bù lại nếu làm tốt có thể giúp nhà quảng cáo thu về rất nhiều lợi ích. Ví dụ về hành động của người dùng, tùy vào mục đích quảng cáo mà hành động khác nhau, có thể là điền khảo sát, đăng nhập, đăng ký, dùng thử, xem hết video….

Ưu điểm: Thu về giá trị cao nhất. Hãy tưởng tượng một ứng dụng đối thủ của bạn có lượng người dùng rất đông, lượng user bấm vào quảng cáo cũng đông, nhưng user của họ lại không thực hiện “Action” cuối cùng mà nhà quảng cáo mong muốn nhiều như bạn được.

Nhược điểm: Không phải user nào cũng chịu bỏ thời gian để làm theo những yêu cầu bạn đề ra, vậy nên số lượng chắc chắn sẽ không nhiều

3. CPC

Viết tắt của Cost Per Click, tương tự về độ phổ biến cũng như cách hiểu giống với CPC, với loại hình này các nhà quảng cáo sẽ mất tiền khi user bấm vào quảng cáo. Dễ hiểu hơn tức là tôi là nhà quảng cáo – ông là người dùng, ông bấm vào xem quảng cáo của tôi thì tôi mới mất tiền, còn không thì tôi không mất tiền mặc dù quảng cáo vẫn hiển thị.

4. CPI

mobile-advertising-vocabulary-part-i-9-638

Viết tắt của cụm từ Cost Per Install, với loại hình này nhà quảng cáo sẽ chỉ mất tiền khi nào user cài đặt ứng dụng từ quảng cáo. Nếu chỉ nhìn vào giá cả, chi phí cho mỗi CPI thường cao hơn CPC và CPM, nhưng khi tính ra số tiền bạn phải trả cho mỗi đợt quảng cáo để nhận được cài đặt mới sẽ thấp hơn so với chạy CPC hoặc CPM. Với các nhà phát triển chỉ yêu cầu vào một chỉ tiêu là tăng số lượng download/cài đặt thì đây là một mô hình quảng cáo rất hiệu quả.

Tuy nhiên với loại hình này chắc chắn giá không rẻ so với các loại khác, bạn cũng cần lưu ý là nên tìm các nhà quảng cáo uy tín bởi bạn biết, họ chỉ lấy được tiền của bạn khi có lượt cài đặt, điều này sẽ dẫn đến những việc bạn khó kiểm soát như: người dùng tự nguyện cài đặt hay bị lừa cài, lượng cài đặt có đúng như những gì họ đưa ra, lượng người cài đặt đó có nằm trong mục tiêu mà ứng dụng nhấm đến hay không? (họ có thể cài đặt vì tò mò và sẽ nhanh chóng gỡ nó ra, điều dẫn đến xếp hạng trên bảng ứng dụng của bạn bị giảm xuống)…Ngoài ra bạn cũng khó có thể có những phân tích về hành vi của người dùng.

5. CPM

Là viết tắt của cụm từ: Cost Per Mile. Nếu như với CPC bạn phải tốn 1 khoản x tiền để có được 10 user bấm vào quảng cáo, hay x tiền để có được 5 lượt user cài đặt app từ quảng cáo của bạn thì với Mile, cùng 1 lượng x tiền đó bạn có thể hiển thị 1000 lần quảng cáo và trong 1000 lần hiển thị đó có thể có 500 người bấm vào quảng cáo của bạn nhưng cũng có thể chả có ai bấm vào, hoặc có thể có 100 người tải app của bạn qua quảng cáo, nhưng cũng có thể chả có ai. Loại hình này khá hên xui dựa vào chất lượng của banner, nội dung của quảng cáo kích thích người dùng, nếu làm tốt thì hiệu quả là trên cả tuyệt vời, còn không thị ngược lại bạn mất tiền mà chẳng được cái gì.

Tuy nhiên với CPM bạn rất khó để có thể nắm bắt được số lần quảng cáo đã được hiển thị trong bao lâu. CPM có thể gây phiền cho user nếu nó hiển thị tới những người không liên quan.

6. eCPM

Effective Cost per Mile – Đây là thuật ngữ không phổ biến nhiều như CPM hay CTR,…, nó là thước đo cho biết doanh thu mỗi 1000 lần quảng cáo được hiển thị. Công thức tính eCPM = (Tổng Số tiền thu được / số lượt quảng cáo hiển thị)x1000.

VD: Bạn phải mất 2000 lượt hiển thị mới có 1 người bấm vào xem quảng cáo và 1 lần bấm đó mang về cho bạn 0,1$ thì eCPM của bạn là 0.05$

eCPM cho biết mức độ hiệu quả, chi phí quảng cáo để nhà quảng cáo có thể cân đối lại campain.

7. CTR

CTR-Click-Through-Rate

Click Through Rate – là tỉ lệ của lượng bấm vào quảng cáo/ lượt hiển thị quảng cáo. Nó là thước đo để đo lường mức độ hiệu quả của quảng cáo. Thông thường thì tỉ lệ CTR càng cao thì giá tiền bạn phải trả cho quảng cáo sẽ càng thấp

8. DMP

Data Management Platform – là một nền tảng quản lý dữ liệu tập trung, cho phép bạn tạo ra các khán giả mục tiêu dựa trên sự kết hợp chuyên sâu các dữ liệu đầu tiên của bạn và dữ liệu đối tượng của bên thứ ba; nhắm mục tiêu chính xác các chiến dịch để các khán giả trên mạng quảng cáo và giao lưu của bên thứ ba; và đo với độ chính xác mà các chiến dịch thực hiện tốt nhất các phân khúc và các kênh truyền thông để tinh chỉnh và mua quảng cáo sáng tạo theo thời gian.

Data Management Platform giúp bạn:

  • Bạn quản lý nhiều chiến dịch trực tuyến trên mạng quảng cáo khác nhau (networks), trao đổi (exchange), và các nhà xuất bản (publishers)
  • Bạn muốn đảm bảo bạn có quyền kiểm soát tài sản dữ liệu của bạn, tối đa hóa phân khúc, ngăn chặn rò rỉ sử dụng và màn hình đối tác
  • Bạn hiện đang chạy nhắm mục tiêu lại (Remarketing) và muốn nâng cao khả năng khả năng mở rộng, thích hợp nhắm mục tiêu của bạn và tin nhắn
  • Bạn muốn chiến dịch mục tiêu tốt hơn để cải thiện tỷ lệ đáp ứng, chuyển đổi, và nhận diện thương hiệu
  • Bạn mua phương tiện truyền thông các vị trí, dữ liệu đối tượng của bên thứ ba hoặc đấu thầu trên thị quảng cáo một cách thường xuyên
  • Bạn muốn kiểm soát chi phí quảng cáo và cải thiện ROI tổng thể.

9. Impression

Impression là thuật ngữ mà hiểu đơn giản nó là số lần xuất hiện của quảng cáo, đôi khi chỉ số này không phản ánh chính xác thực tế vì đôi khi quảng cáo xuất hiện ở cuối trang nhưng user không kéo xuống tới quảng cáo vẫn được tính là 1 impression.

Impression cho phép người làm marketing, các nhà quảng cáo biết rõ quảng cáo của mình tiếp cận được tới rộng như nào.

10. DSP

dsp

Demand Side Platform – Hệ thống quảng cáo, là hệ thống cho phép người mua quảng cáo trực tuyến quản lý nhiều tài khoản trao đổi quảng cáo và trao đổi dữ liệu thông qua một giao diện. Việc đặt giá thời gian thực để hiển thị các quảng cáo trực tuyến diễn ra trong những hoạt động trao đổi quảng cáo, và bằng việc tận dụng DSP, các marketer có thể quản lý việc đặt giá cho các banner và tính giá cho dữ liệu họ đang đặt lên để nhắm tới các khán giả của họ. Cũng giống như tìm kiếm trả tiền, việc sử dụng DSP cho phép người dùng tối ưu hóa dựa trên các tập KPI như CPC hiệu quả (eCPC) và CPA hiệu quả (eCPA).

Các DSP là độc nhất vô nhị vì chúng kết hợp nhiều khía cạnh trước kia được mạng lưới quảng cáo cung cấp, ví dụ như quyền truy cập rộng rãi tới kho chứa và việc nhắm mục tiêu theo chiều dọc và ngang. Tất cả được giữ trong một giao diện tạo ra cơ hội độc nhất vô nhị cho các nhà quảng cáo để thực sự kiểm

Mời các bạn đón đọc những phần khác: (cập nhật liên tục)

Phần 1: Thuật ngữ quảng cáo di động cần biết – Phần I

Phần 3: Thuật ngữ quảng cáo di động – Phần III

Comments

comments

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *