Thuật ngữ quảng cáo di động cần biết – Phần III

Thuật ngữ quảng cáo di động cần biết

Chào các bạn, chúng ta lại gặp lại nhau và tuần này Adsota sẽ tiếp tục loạt bài giải thích một số thuật ngữ được sử dụng trong quảng cáo nói chung và quảng cáo di động nói riêng. Chúng ta đã cùng đi với nhau được 2 bài thuật ngữ rồi, với một lượng thuật ngữ không nhỏ, nên chúng tôi tách nhỏ và viết cách xa nhau để các bạn dễ ghi nhớ hơn. Và bây giờ trước khi bắt đầu các thuật ngữ mới hôm nay, mời các bạn đọc 2 phần trước ở đây:

1. Viewability

Quảng cáo của bạn có được xem bởi người thật hay không, nếu có thì trong bao lâu. Đây là câu hỏi khó trả lời chính xác được cho các advertiser và các publisher. Chính vì vậy mà khái niệm Viewability ra đời, đây là thuật ngữ để nói về tiêu chuẩn trong quảng cáo, dùng để đo các impression (số lần quảng cáo được hiển thị) và được nhìn thấy bởi người dùng thực sự. Đây là tiêu chuẩn quan trọng trong quảng cáo vì nó giúp mang lại kết quả, thống kê tốt hơn khi triển khai chiến dịch.

2. ROI

Là viết tắt của cụm từ: Return On Investment – đây là thuật ngữ chỉ tỉ lệ lợi nhuận thu về với chi phí đầu tư. Nói đơn giản thì ROI sẽ giúp bạn hiểu tỉ lệ của những gì thu về so với đầu tư.

Đây là thuật ngữ khá phổ biến và được dùng thường xuyên trong marketing và mảng quảng cáo nói riêng.

Công thức tính ROI = (Doanh thu – Chi Phí)/Chi phí

ROI

3. RTB

Real-time bidding là việc mua bán lượt hiển thị quảng cáo online thông qua cơ chế thời gian thực xảy ra vào lúc trang web đang tải. Những cuộc đấu giá diễn ra dễ dàng hơn bởi ad exchange và supply-side platforms (SSP). Các bạn có thể xem lại thuật ngữ Ad exchange tại phần 1, còn SSP là một nền tảng công nghệ với nhiệm vụ duy nhất cho phép các nhà xuất bản truy cập vào quá trình quản trị thông qua các Ad Exchange… từ đó giúp họ đối đa hóa doanh thu quảng cáo và tiết kiệm chi phí cho việc thuê nhân lực bán quảng cáo trên trang của mình.

4. Inventory

Trong quảng cáo, thuật ngữ inventory chỉ các ‘chỗ trống’ trên trang web để có thể đặt quảng cáo vào

5. Fill Rate

Khi xem báo cáo, chúng ra thi thoảng sẽ gặp cột này. Đây chính là tỉ lệ impressions CPC/request.

Fill rate = Ad Requests/ Ad Impressions: Tỉ lệ lấp đầy quảng cáo hay tỉ lệ số quảng cáo được trả về thành công khi có yêu cầu. Tỉ lệ Fill rate càng lớn đồng nghĩa với kho nội dung của mạng quảng cáo càng phong phú (Google Adsense có Fill rate lên tới 98% => Vì thế càng ngày càng nhiều Publishers và Advertisers tham gia Google Adsense, khi đó chỉ số Fill rate lại càng tăng cao).

  • Ad Requests: Khi người dùng truy nhập vào một website có chứa quảng cáo. Đoạn mã quảng cáo đặt trên website sẽ phản hồi lại thông tin để yêu cầu trả về nội dung quảng cáo phù hợp. Ad Requests là số lần yêu cầu quảng cáo hiển thị trên trang
  • Ad Impressions: Sau khi được yêu cầu, nếu mạng quảng cáo có nội dung quảng cáo phù hợp thì sẽ được trả về và hiển thị trên website. Ad Impressions là số lần quảng cáo được hiển thị (quảng cáo phù hợp được trả về sau khi yêu cầu)

what-is-fill-rate

6. Revenue

Giống như đúng nghĩa tiếng Việt của nó: Doanh thu. Đây là thuật ngữ chỉ số tiền mà bạn kiếm được từ chiến dịch quảng cáo trước khi trừ thuế, chi phí hoạt động. Nó bao gồm cả lợi nhuận.

7. CPV

Cost per View – Tương tự như CPA, CPC hay CPM. CPV là dạng quảng cáo chủ yếu dành cho video. Các nhà quảng cáo sẽ mất tiền mỗi lần user bấm vào xem video. Tương tự như CPV có CPCV – Cost per completed view, đây là loại chiến dịch mà nhà quảng cáo sẽ mất tiền chỉ khi nào user xem quảng cáo video mà không đủ kiên nhẫn xem hết và bấm skip.

8. CR – Conversion Rate

Tỉ lệ chuyển đổi, làm quảng cáo bạn sẽ gặp thuật ngữ này rất nhiều và thường xuyên. CR là % user sau khi bấm vào quảng cáo sẽ có hành động khác, VD như là mua hàng hoặc có thể là download, cài đặt app. VD: Bạn đặt một baner quảng cáo đang bán sạc dự phòng XX với giá khuyến mại chỉ còn 200k, thì khi user bấm vào đọc quảng cáo họ tiếp tục bấm vào mua hàng thì đó là chuyển đổi thành công. Trong một số trường hợp user chỉ điền vào mua hàng như thực tế khi giao hàng họ lại từ chối thì không được tính là chuyển đổi thành công, đó là rủi ro mà kinh doanh online thi thoảng vẫn gặp phải.

Để tính được tier lệ chuyển đổi, bạn dùng số lượng user chuyển đổi thành công chia cho số lượng người xem ads của bạn sẽ cho ra tỉ lệ chuyển đổi để đánh giá chiến dịch của bạn có CR cao hay thấp.

Ví dụ: Nếu chiến dịch của bạn thu về được 200 user cài đặt app từ 7000 visitor thì tỉ lệ chuyển đổi là: 200/7000 = 0.028 hay 2.8%

Tỉ lệ CR càng cao thì càng tố cho bạn thế nên đây cũng là một trong những thuật ngữ quan trọng thường được dùng để đánh giá hiệu quả của quảng cáo.

thuat-ngu-conversion-rate

9. IR – Install Rate

Tỉ lệ cài đặt – Có thể nói rằng thuật ngữ này như là nằm trong thuật ngữ CR nói ở trên, bởi nó mang ý nghĩa cho ta biết tỉ lệ cài đặt trong chiến dịch của bạn, VD: cứ khoảng 1000 lần user bấm vào quảng cáo thì có 18 người tải và app.

VD: Chiến dịch của bạn có 10000 user bấm vào quảng cáo nhưng chỉ có 200 lượt tải và cài app từ đó thì IR là: 200/10000 = 0.02 hay 2%.

Hãy xem bảng thống kê dưới đây được thực hiện bởi AppFlood vào năm 2013 để thấy rằng mỗi loại hình quảng cáo sẽ mang lại hiệu quả IR khác nhau:

Average-IR-300x227

10. ARPU – Average revenue per user

Doanh thu trung bình tương ứng với mỗi user. Đây là thuật ngữ để các nhà quảng cáo đo lường, ước lượng được doanh thu họ có được tương ứng với mỗi user.

VD: Nếu nhà quảng cáo có một ứng dụng có trung bình lượng user sử dụng hàng tháng là 50000 người, và trung bình hàng tháng ứng dụng đó đem về cho nhà quảng cáo 100000$. Thì ARPU sẽ cho biết 100000/50000 = 2, tức là mỗi user sử dụng sẽ mang về cho nhà quảng cáo 2$ mỗi tháng.

Hãy xem thêm một VD nữa:

Tháng 1:

Doanh thu: 100,000$

Lượng Users: 50,000

ARPU: $2.00

Tháng 2:

Doanh thu: $110,000

Lượng Users: 70,000 (50,000 từ tháng 1 + 20,000 users mới)

ARPU: $1.57

Qua VD này chúng ta thấy là tháng 2 doanh thu tăng thêm 10000$ nhưng thực tế lượng user cũng tăng lên 20000 nên ARPU bị giảm, như vậy để đánh giá rằng tháng 2 không hiệu quả bằng tháng 1.

Ok, chúng ta sẽ dừng lại ở đây hôm nay với 10 thuật ngữ, hy vọng sẽ giúp ích nhiều cho các bạn. Nếu vẫn còn thuật ngữ nào các bạn chưa tìm hiểu được hãy comment xuống phía dưới, chúng tôi sẽ ghi chú lại và giải đáp sớm cho các bạn.

Comments

comments

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *