Top 4 xu hướng nổi bật định hình việc Kiếm tiền từ ứng dụng trong 2018

Năm 2018 được dự đoán sẽ đánh dấu nhiều xu hướng mới trong việc Kiếm tiền từ ứng dụng di động, khi mà cả Thế giới đang dần thích nghi với tốc độ phát triển chóng mặt của thị trường quảng cáo và phát triển ứng dụng trên nền tảng này. Các developer (nhà phát triển ứng dụng) sẽ thu được nguồn lợi nhuận ngày càng lớn từ quảng cáo di động (Mobile ads) và doanh thu từ ứng dụng, bao gồm phí cài đặt và mua hàng trong ứng dụng (In-app purchase). 

Tuy nhiên, vẫn có một thử thách đặt ra cho các nhà phát triển ứng dụng trong việc cân bằng giữa gia tăng người dùng (User Acquisition) và gia tăng lợi nhuận thực tế từ ứng dụng. Hãy cùng AppotaX tìm hiểu top 4 xu hướng nổi  bật nhất sẽ định hình việc Kiếm tiền từ ứng dụng (App Monetization) trong năm 2018 này nhé!

1. Trải nghiệm ứng dụng sẽ ngày càng quan trọng hơn đối với những nhà phát triển dựa vào quảng cáo để tạo ra doanh thu

Năm 2018, quảng cáo trong ứng dụng (In-app ads) vẫn là phương pháp kiếm tiền từ ứng dụng phổ biến nhất cho các developer, dù cho có những hạn chế nhất định khi không được áp dụng một cách hợp lí. Đối với những nhà phát triển dựa vào quảng cáo để tạo ra doanh thu, User experience (trải nghiệm ứng dụng của người dùng) là yếu tố tiên quyết, và cũng là tất cả những gì mà quảng cáo trong ứng dụng xoay quanh. Các developer sẽ phải cân bằng giữa số lượng quảng cáo, vị trí quảng cáo xuất hiện, cách người dùng tương tác với quảng cáo và cân nhắc những thay đổi hợp lí, cũng như ảnh hưởng của chúng tới người dùng bởi điều này sẽ đóng vai trò then chốt trong việc tối ưu hóa doanh thu.

Image result for mobile ads

Quá nhiều quảng cáo xuất hiện sẽ ảnh hưởng một cách tiêu cực đến trải nghiệm người dùng, nhưng không có nghĩa việc đồng thời cung cấp những giá trị quan trọng trong khi truyền tải các In-app ads là bất khả thi. Khi tích hợp một chiến lược quảng cáo vào trong ứng dụng, hãy dành thời gian để tập trung vào việc đưa trải nghiệm người dùng lên hàng đầu.

2. Sẽ ngày càng có nhiều ứng dụng phát triển theo mô hình miễn phí (Freemium model)

Có đến 94% lượng ứng dụng trên Google Play Store là miễn phí, và con số này đối với Apple Store là 88%. Người dùng có vẻ đã quá quen và đang dần hình thành một tiêu chuẩn trong đầu với việc tải một ứng dụng mà không phải trả bất kì khoản phí ban đầu (upfront fee) nào. Đây cũng chính là điều đang làm các nhà phát triển phải đau đầu trong việc có nên đưa ra phí tải ban đầu hay không, và có thì nên để bao nhiêu là hợp lí.

Image result for free apps

Trên thực tế, việc thiết đặt mô hình miễn phí (freemium model) cho ứng dụng của mình sẽ cho phép developer tăng thời lượng hoạt động (session length) trên ứng dụng và tạo ra một lượng người dùng tương tác (engaged user) nhất định. Đây là một trong những yếu tố tuyệt vời để chuyển đổi người dùng thành doanh thu lành mạnh, bởi sau khi người dùng ứng dụng trải nghiệm ứng dụng một cách tích cực trong một lượng thời gian dài, dễ dàng tương tác mà không gặp phải trở ngại nào về việc trả phí, có nhiều khả năng họ sẽ hài lòng và quyết định bỏ tiền cho các tính năng cao cấp hơn của ứng dụng.

3. Người dùng sẽ không hề hài lòng nếu phải dành quá nhiều thời gian và tiền túi để mở khóa tất cả các tính năng của ứng dụng

Ngoài doanh thu từ quảng cáo, In-app purchase cũng là nguồn thu chính cho các nhà phát triển ứng dụng. Tuy nhiên, theo như những gì đang diễn ra, 2018 sẽ là năm mà các nhà phát triển ứng dụng phải tập trung hơn vào mức độ tương tác (engagement) của người dùng. Lượng engagement của user chính là yếu tố đầu tiên giúp các nhà phát triển được hưởng lợi, sau đó mới là In-app purchase – “thuốc tăng lực” giúp người dùng có thể nhanh chóng “unlock” các tính năng cũng như những lợi thế để tiến xa và nhanh hơn so với những người chơi khác.

Image result for dissatisfied mobile user

Các nhà phát triển cần đảm bảo được sự cân bằng giữa những người dùng chỉ muốn tận hưởng trò chơi của bạn một cách miễn phí với những người chơi sẵn sàng bỏ tiền cho việc mua hàng trong ứng dụng. Những người dùng thích “cày cuốc” sẽ không tạo ra doanh thu, nhưng họ vẫn rất quan trọng đối với ứng dụng của bạn bởi họ đang góp phần làm tăng mức độ engagement. Như vậy, để giữ chân những người dùng không chịu bỏ tiền và làm những người dùng chịu bỏ tiền cảm thấy xứng đáng cho những gì mình đã mua, nhà phát triển cần chú ý tới các nội dung, tính năng trong ứng dụng cũng như những điều kiện, mức phí và thời gian để mở khóa các tính năng hay đạt được một thành tựu nào đó.

4. Vận dụng dữ liệu ứng dụng thu thập được từ người dùng để tối ưu trải nghiệm của chính người dùng

2018 sẽ là năm mà xu hướng Cá nhân hóa (Personalization) của người dùng ứng dụng được các nhà phát triển đặt làm ưu tiên hàng đầu. Cụ thể, họ sẽ vận dụng dữ liệu thu thập được từ hành vi người dùng để cung cấp một trải nghiệm tốt hơn trong quá trình tương tác với ứng dụng. Việc kiếm tiền từ dữ liệu (Data Monetization) đang trở thành một phương pháp an toàn, hiệu quả, đảm bảo tính riêng tư và được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng các nhà phát triển ứng dụng. Chính bản thân người dùng cũng đang dần hiểu được những dữ liệu về mình được sử dụng cho mục đích cá nhân hóa và tối ưu trải nghiệm ứng dụng.

Image result for personalized app

Lợi ích của App Data Monetization là trải nghiệm người dùng vẫn sẽ được giữ nguyên vẹn và dần dần cải thiện tốt hơn. Sẽ không có quảng cáo lạ xâm nhập hay yêu cầu người dùng phải trả bất kỳ khoản phí nào. Điều này có nghĩa là người dùng sẽ dành nhiều thời gian hơn trong ứng dụng và tương tác với các tính năng của ứng dụng đã được cá nhân hóa theo dữ liệu về hành vi của chính bản thân mình.

 

Tổng hợp


Đừng quên theo dõi Blog và Fanpage của AppotaX (Google Ad Exchange Việt Nam) để cập nhật những thông tin và thủ thuật hữu hiệu nhất về Thế giới số cũng như thị trường Quảng cáo – Ứng dụng di động nhé!

Comments

comments

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *