Điểm mặt 8 phương thức hiệu quả để tối ưu nguồn thu từ ứng dụng di động trong nửa đầu năm 2018

Đã từ lâu, ứng dụng di động không còn đơn thuần chỉ mang ý nghĩa như một công cụ phục vụ cho chiến lược marketing của thương hiệu, nhãn hàng hay dịch vụ nữa. Trong vòng vài năm trở lại đây, các nhà phát triển đã có thể biến ứng dụng của họ trở thành một cỗ máy sản sinh ra lợi nhuận, bên cạnh mục đích tương tác và thu thập dữ liệu từ người dùng.

Vậy họ đã làm thế nào? Các nhà phát triển thành công đã vận dụng những phương thức nào để gia tăng khả năng kiếm tiền từ mobile app? Hãy cùng AppotaX điểm mặt 9 phương thức hiệu quả để tối ưu nguồn thu từ ứng dụng di động trong nửa đầu năm nay dưới đây nhé!

1. Thu thập và tạo danh sách Email

Image result for email collecting

Hầu hết chúng ta đều rất hiếm khi thay đổi địa chỉ email của mình. Điều này làm cho email marketing trở thành một lựa chọn hiệu quả trong việc đưa nội dung tiếp thị đến được với người dùng và khuyến khích họ tương tác. Email cũng được cho là gây ấn tượng mạnh hơn đối với người dùng, khiến họ có xu hướng chú ý, sử dụng và mua những gì mà bạn quảng cáo hay tiếp thị hơn.

Vì vậy, việc đẩy vào trong ứng dụng một chiến lược thu thập địa chỉ email là một phương thức hay để tăng mức độ nhận thức lẫn tương tác từ người dùng, từ đó giúp gia tăng doanh thu từ ứng dụng.

2. Quảng cáo

Image result for mobile advertising

In-app advertising (quảng cáo trong ứng dụng di động) đang là hình thức quảng cáo hiệu quả nhất và được áp dụng bởi hầu các marketer lẫn advertiser. Nếu bạn đang băn khoăn về việc nên đặt ra mức phí thế nào để người dùng có thể tải về ứng dụng của bạn, hãy cứ để nó ở mức miễn phí, và tập trung vào việc tối ưu quảng cáo trong ứng dụng. Bởi vì quảng cáo chính là “cần cầu cơm” hiệu quả nhất của nhà phát triển và phát hành ứng dụng, chứ không phải là nguồn thu từ mức phí tải đâu.

3. Các đơn vị tài trợ và đối tác

Image result for partnership

Điều bạn cần làm là tìm cho mình một đối tác hay đơn vị tài trợ phù hợp với cùng cơ sở khách hàng, đồng thời có khả năng đem lại những “added value” vào trải nghiệm người dùng ứng dụng của bạn. Mối quan hệ cộng sinh này sẽ đem lại cho bạn sự hỗ trợ trong khâu quảng bá ứng dụng, phát triển quảng cáo và thu lợi từ quảng cáo, v.v…

4. Hoàn thiện code lập trình của ứng dụng

Image result for mobile development

Nếu bạn xây dựng nên một ứng dụng hay và có lượng người dùng lớn, hãy tiếp tục hoàn thiện code lập trình ứng dụng đó. Sẽ có rất nhiều đơn vị, thương hiệu hay thậm chí là cả các nhà phát triển khác chủ động tìm tới bạn ngỏ ý muốn sử dụng nó làm “bộ xương” cho các ứng dụng sắp tới của họ. Bằng cách đặt bản quyền cho code lập trình ứng dụng, bạn hoàn toàn có thể sinh ra nguồn thu thông qua việc bán và trao đổi mà không làm ảnh hưởng tới trải nghiệm người dùng của riêng mình.

5. Mua hàng trong ứng dụng (In-app purchase)

Related image

In-app purchase là một hình thức đã quá phổ biến trên ứng dụng di động. Khi người dùng bỏ ra một khoản tiền thật để mua những vật phẩm hay tính năng trong ứng dụng, đó là lúc nhà phát triển có được nguồn thu.

Tuy nhiên các nhà phát triển cũng cần đặc biệt lưu ý tới việc cân bằng lợi ích giữa những người sẵn sàng bỏ tiền ra để mua hàng trong ứng dụng và những người chỉ muốn sử dụng ứng dụng của bạn một cách hoàn toàn miễn phí. Nếu như khoảng cách giữa 2 đối tượng người dùng này là quá lớn hay những tính năng, sự hỗ trợ cho người chơi miễn phí là quá ít, họ sẽ sinh ra tâm lí chán nản và dần đi đến quyết định ngừng sử dụng, thậm chí là gỡ bỏ ứng dụng của bạn.

7. Các phiên bản miễn phí – trả phí

Image result for free app vs paid app

Như đã đề cập, ứng dụng miễn phí chẳng yêu cầu người dùng phải bỏ ra một đồng nào để tải chúng về mà chủ yếu tích hợp quảng cáo trong ứng dụng để làm phương thức tạo ra nguồn thu. Tuy nhiên các ứng dụng này có thể sẽ bị giới hạn một số tính năng nhất định.

Việc tạo ra hẳn một phiên bản trả phí hoàn toàn biệt lập, với những tính năng được bổ sung để tạo nên một trải nghiệm hoàn thiện sẽ thu hút những người dùng đã dùng phiên bản ứng dụng miễn phí tải về, từ đó đem lại nguồn thu cho các nhà phát triển.

8. Chiến lược nội dung bài bản

Image result for content strategy

Đây là một phương thức rất quan trọng trong việc “cải tạo” những người dùng mới hoặc có mức tương tác thấp thành những người dùng sẵn sàng trả phí và sử dụng ứng dụng của bạn lâu dài. Hãy tạo ra lí do để giữ chân người dùng hay lôi kéo họ trở lại với ứng dụng bằng cách thường xuyên đẩy những nội dung mới mẻ tới user thông qua ứng dụng của bạn hay kết hợp phương pháp Email Marketing.

9. Vận dụng dữ liệu người dùng 

Image result for user data

Hãy tận dụng những dữ liệu thu thập được từ người dùng về hành vi, thói quen rồi tạo ra insight về các đối tượng app user của bạn. Nhờ vận dụng những dữ liệu đó, bạn sẽ biết được đâu là nhóm đối tượng dành nhiều thời gian và có mức chi tiêu cao nhất cho ứng dụng của mình, từ đó xác định được hướng đi phù hợp giữa việc tập trung vào nhóm đối tượng tiềm năng đó để tối đa doanh thu hay tiếp tục đầu tư vào các chiến lược gia tăng người dùng mới.


Nguồn: Buildfire

Đừng quên theo dõi Blog và Fanpage của AppotaX (Google Ad Exchange Việt Nam) để cập nhật những thông tin và thủ thuật hữu hiệu nhất về Thế giới số cũng như thị trường Quảng cáo – Ứng dụng di động nhé!

 

Comments

comments

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *