100 thí sinh đã cùng “code” nên tương lai tại GDG DevFest MienTrung 2017

GDG DevFest MienTrung là sự kiện thường xuyên, hướng tới mục tiêu kết nối các developer (nhà lập trình, phát triển ứng dụng), publisher (xuất bản, phát hành ứng dụng) bao gồm cuộc thi Mobile Hackathon (48 giờ đồng hồ) và những phần hội thảo chuyên đề với mục đích hỗ trợ, giúp đỡ, xây dựng cộng đồng lập trình viên đồng thời cập nhật những công nghệ mới nhất của Google. Ngày hội công nghệ GDG DevFest MienTrung 2017 năm nay đã diễn ra thành công tốt đẹp từ ngày 17/11 – 19/11 vừa qua tại Thành phố Đà Nẵng.

Sự kiện năm nay được chia làm 2 phần chính: Hội thảo chuyên đề và Cuộc thi Mobile Hackathon

Phần 1: Hội thảo công nghệ mang tính chuyên môn cao

Tại sự kiện năm nay, AppotaX và Adsota hân hạnh cùng đồng hành và hỗ trợ cộng đồng lập trình viên Miền Trung trong vai trò Nhà tài trợ (Co-funding). Góp mặt tại sự kiện với vai trò diễn giả, anh Phạm Bá Duy – CMO Adsota (Appota Group) đã đem đến topic “Người dùng quay lưng với game/ứng dụng và những sự thật ngầm hiểu”.

Phần chia sẻ của anh Bá Duy đề cập, phân tích những  lý do người dùng quay lưng lại với game/ứng dụng gồm những yếu tố sau:

Sự khác nhau giữa người dùng bản địa và người dùng trên thế giới

  • Người dùng Việt Nam: có tính cảnh giác cao đối với ứng dụng mới, ưu thích sự miễn phí, không sẵn sàng chi trả để nâng cấp ứng dụng, ít tham gia vào đóng góp xây dựng app, dễ dàng cài đặt ứng dụng nhưng cũng dễ dàng từ bỏ.
  • Trong khi người dùng toàn cầu lại có những đặc điểm trái ngược: sẵn họ sẵn sàng trải nghiệm ứng dụng mới, bỏ tiền để nâng cấp và sử dụng sản phẩm, nhiệt tình đóng góp để xây dựng, yêu cầu cao với ứng dụng nhưng độ trung thành cao.

Phù hợp với nhu cầu thị trường và insight người dùng

Thấu hiểu được nhu cầu thị trường và sự thật ngầm hiểu từ sâu trong suy nghĩ của khách hàng là chia khoá để tạo nên một sản phẩm tốt

Xây dựng tập người dùng từ các nguồn lực miễn phí

Chú ý chọn những hình ảnh đại diện app đánh đúng cảm xúc của người dùng. Những yếu tố để thiết kế một tựa sản phẩm ăn khách:

  • Chuẩn kỹ thuật SEO
  • Có yếu tố cảm xúc
  • Thông điệp rõ ràng
  • Có yếu tố khác biệt với đối thủ.

Phân bổ ngân sách phù hợp

 Đối với vấn đề ngân sách bạn cần trả lời được 03 câu hỏi lớn:

Câu hỏi cho team:

  • Mô hình nhân sự: nhóm sinh viên, nhóm chuyên nghiệp, công ty,..
  • Tính chuyên môn hoá, độ tin tưởng – gắn kết
  • Dòng tiền duy trì có bền vững không?

Câu hỏi cho thị trường:

  • Trending thị trường đang là gì?
  • Thời gian ra app có kịp nhu cầu thị trường không?
  • Bạn sẽ tiếp cận người dùng như thế nào?
  • Ai sẽ là cộng đồng cốt lõi?

Câu hỏi cho sản phẩm:

  • Nên làm ứng dụng theo xu hướng hay ứng dụng mang tính lâu dài
  •  Mục tiêu của ứng dụng là quảng cáo, vệ tinh (cross) hay trọng tâm
  • Feature gì để giữ chân người dùng vào ứng dụng thời gian đầu
  • Hình thức thu tiền như thế nào?

Chú ý đến user retention

 Có 3 nhóm user: Active user, In-active user và Lost user. Với mỗi nhóm  người dùng khác nhau những nhà phát triển cần có những hành động khác nhau. Cụ thể:

Active user:

  • Phân loại: paid/ non-paid/ geo/ infographic use
  • Xác định giải đoạn chuyển đổi user

In-active user:

  • Đặt benchmarks cho chum rates, notification,..
  • Xác định điều gì đưa in-active user thành lost user
  • Chuyển đổi in-active user thành active user, active user thành paid user

Lost user: 

  • Xác định lý do dẫn đến gỡ cài đặt ứng dụng
  • Kiểm tra sản phẩm
  • Áp dụng biện pháp re-marketing

Trên quan điểm của một chuyên gia xây dựng tập người dùng di động , diễn giả đến từ Adsota  cũng nhận định có rất nhiều cơ hội phát triển, gia tăng doanh thu ứng dụng cho các developer nếu thực sự thấu hiểu và giữ chân người dùng ứng dụng.

Phần 2: Cuộc thi Mobile Hackathon với hơn 100 thí sinh tham dự.

Sau 48h làm việc hăng say, các đội thi đã trình bày ý tưởng của mình tại ngày hội Demo Day. Tại ngày hội Demoday, mỗi đội thi sẽ có 7 phút để trình bày ý tưởng của sản phẩm và trả lời câu hỏi chất vấn từ Ban giám khảo. Ban giám khảo sẽ chấm giải cho các dự án theo thang điểm 10, dựa trên các tiêu chí: Điểm số về mặt ý tưởng sáng tạo, điểm số về mặt kỹ thuật, điểm khả thi của công nghệ áp dụng đối với ý tưởng và mức độ hoàn thiện các tính năng của sản phẩm. Bên cạnh đó, mỗi sản phẩm dự thi được yêu cầu phải áp dụng ít nhất một công nghệ của Google vào việc vận hành. Cuối cùng chiến thắng chung cuộc đã thuộc về dự án thẻ điện tử e-Flashcard.
Ngoài ra, Ban tổ chức cũng trao các giải thưởng khác, gồm: Giải sáng tạo cho Dự án “Ứng dụng UMAP – Hỗ trợ người khuyết tật tìm kiếm địa điểm”; Giải tài năng trẻ cho dự án “SmartSwitch04 – Điều khiển và quản lý thiết bị trong nhà thông quan công tắc thông minh” và Giải cộng đồng được yêu thích nhất cho dự án “SmartSwitch for SmartHome – Xây dựng nhà thông minh bằng quản lý thiết bị IOT”.

Bên cạnh hoạt động tranh tài của các đội thi, tại GDG Devfest MienTrung 2017 còn diễn ra không gian triển lãm của những dự án khởi nghiệp về công nghệ, giáo dục, y tế,…

Những hoạt động như GDG DevFest tại Đà Nẵng và một số tỉnh thành khác luôn thu hút được sự chú ý của nhiều bạn trẻ yêu công nghệ trên địa bàn thành phố.

Comments

comments

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *