Khám phá 8 bước đi quan trọng để tạo nên một ứng dụng di động thành công (Phần cuối)

Trong phần 1, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về 4 bước đi đầu tiên trong hành trình phát triển một ứng dụng thành công. Vậy ngoài việc research thật nhiều, lên kế hoạch chi tiết, chú ý đến flow làm việc của ứng dụng và thiết kế điều hướng trực quan, 4 bước quan trọng còn lại là gì? Hãy cùng Adsota khám phá trong phần cuối của bài viết nhé!

5. Sắp xếp màu sắc theo hệ thống (Color Scheme)

Nếu tra cứu Google với từ khóa “tâm lý học màu sắc”, bạn sẽ thấy có hàng trăm bài báo, blog post, bài phân tích nói về cách mà những sự kết hợp màu sắc khác nhau sẽ giúp gợi ra một số cảm xúc hay phản ứng nhất định nơi người nhìn, hay mỗi một màu sắc khác nhau có ý nghĩa thế nào đối với những nhóm người, cá nhân khác nhau.

Image result for color psychology

Điều này có liên quan gì đến việc xây dựng một ứng dụng thành công không? Tất nhiên là có chứ! Màu sắc ứng dụng của bạn có thể chính là nhân tố tác động mạnh nhất tới ấn tượng đầu tiên của người dùng khi mới tương tác. Ấn tượng đầu tiên là tất cả, và ý tưởng ở đây là khiến ứng dụng của bạn gây được ấn tượng một cách tích cực, làm người dùng cảm thấy hứng thú và muốn khám phá nó. Sự phối hợp màu sắc kí diệu này thậm chí còn “thì thầm” với người dùng, dẫn dắt và giữ chân họ trong suốt quá trình tương tác nữa đấy. Ngoài ra, phong cách phối hợp màu sắc ứng dụng cũng có thể làm nên thương hiệu cho bạn – nhà phát triển ứng dụng – và để lại ấn tượng trong người dùng không chỉ với ứng dụng mà họ đang tương tác mà là tất cả những ứng dụng sau này bạn sẽ tạo ra.

6. Thiết kế thích ứng với thiết bị và hướng hiển thị khác nhau (Responsive design )

Là một người dùng smartphone và cũng là một nhà phát triển ứng dụng di động, chắc hẳn bạn cũng đã sử dụng tới hàng trăm ứng dụng rồi phải không? Bạn có để ý rằng khi vào các ứng dụng khác nhau, màn hình hiển thị của bạn sẽ tự động xoay theo chiều dọc (portrait display) hoặc ngang (landscape display) tùy vào định hướng hiển thị của ứng dụng không?

Nếu bạn cho rằng đây là một điều hoàn toàn bình thường và chẳng có gì liên quan tới khả năng tương tác của người dùng với một ứng dụng thì không đúng đâu, mà là ngược lại. Định hướng hiển thị ứng dụng trên di động là vô cùng quan trọng. Thử tưởng tượng ứng dụng của bạn có 4 chiếc hộp xếp liên tiếp nằm ngang, bên dưới là một số phần tử khác như text chả hạn. Hiển thị theo landscape view thì không sao, nhưng khi người dùng xoay điện thoại, màn hình cũng xoay sang portrait view thì 4 chiếc hộp đó lại phân thành 2 hộp trên 2 hộp dưới, rồi chèn vào các text ban đầu? Một ứng dụng không được thiết kế một cách “responsive” (đáp ứng dễ dàng) định hướng hiển thị của thiết bị thì sẽ rất khó tương tác và gây ấn tượng xấu với người dùng.

Image result for portrait display and landscape display mobile apps

Responsive design cũng có liên quan tới cả loại thiết bị mà bạn đang sử dụng nữa. Các phần tử trong ứng dụng của bạn sẽ hiển thị thế nào trên một chiếc smartphone và một chiếc máy tính bảng (tablet)? Ví dụ về 4 chiếc hộp cũng có thể dùng để nói về vấn đề này, khi mà ứng dụng của bạn không có responsive design đấy! Dù rằng giờ cũng đang là kỉ nguyên của Mobile-first design (thiết kế ưu tiên cho hiển thị trên di động), nhưng dù sao đi nữa phải làm cho ứng dụng của bạn có thể hiện thị một cách trực quan và dễ dàng để tương tác dù mà hình có đang xoay ngang hay xoay dọc, hay người dùng đang tương tác với nó trên điện thoại hay tablet.

7. Phần mềm của ứng dụng và thiết bị tương thích

Lượng người mới “lên đời” IphoneX hay Google Pixel 2 chưa hẳn là nhiều, hay số thiết bị được cập nhật những phiên bản hệ điều hành mới nhất như Android 8.0 cũng mới chỉ là một con số nhỏ. Vì vậy hãy ghi nhớ điều này và cân nhắc sử dụng phần mềm nào cho ứng dụng của bạn và quyết định những thiết bị nào sẽ là tốt nhất để hiển thị và vận hành ứng dụng đó.

Image result for ios 11 and android 7.0

Cũng tương tự như thiết kế Mobile-first, đây là lựa chọn mang tính quyết định tới việc tiếp cận người dùng, làm cho ứng dụng của bạn càng “popular” càng tốt. Việc update phần mềm của ứng dụng dù sao cũng cần phải có chi phí, và phải “hợp thời” thì mới nên triển khai phải không. Trong lúc đó hãy phát triển ứng dụng của bạn theo hướng có thể tiếp cận được thật nhiều người dùng trên những nền tảng thiết bị hay phần mềm phổ biến nhất ở thời điểm hiện tại.

8. Xây dựng nguyên mẫu thử nghiệm cho ứng dụng của bạn (Prototyping)

Trải qua bạn đã xem xét và lập kế hoạch cẩn thận nhiều khía cạnh của thiết kế ứng dụng, bạn đã sẵn sàng cho việc tạo một bản Prototype. Đây là một phần của quy trình khi bạn thực sự triển khai tất cả mọi thứ đã lên kế hoạch để thực sự cảm nhận được sự trơn tru của những gì bạn đã tạo ra (trước khi nó được mã hóa). Dù là một mô hình cơ bản nhưng prototype ứng dụng có thể đảm bảo rằng bạn đã đưa ra một ý tưởng tuyệt vời hay phần nào cần phải được xem xét lại.

Image result for mobile app prototyping

Đây có lẽ là một trong những bước quan trọng nhất để xây dựng một ứng dụng thành công. Chia sẻ tiến độ của bạn với bạn bè, đồng nghiệp hoặc gia đình, những người đáng tin cậy và để họ tự cảm nhận ứng dụng của bạn. Họ đã bị bối rối tại một điểm nào đó trong quá trình tương tác? Họ không chắc chắn làm thế nào để hoàn thành một tác vụ cụ thể? Các tính năng cụ thể không nổi bật hoặc đủ trực quan để họ nắm được? Tạo ra một ứng dụng đơn giản cho người sử dụng hiểu được nó không phải là điều dễ dàng. Bạn có thể sẽ phải tạo ra nhiều phiên bản prototype khắc phục sau mỗi lần phát hiện ra vấn đề. Nhưng bạn sẽ thầm cảm ơn cho việc dành thời gian vào thời điểm này còn hơn là sau này dành nhiều ngày, nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm để lần mò những sai lầm đã có thể được giải quyết trong quá trình prototyping.

Tổng kết

Adsota hy vọng rằng với những bước đi quan trọng kể trên mà chúng ta đã cùng nhau khám phá, các nhà phát triển sẽ có thể tạo ra đươc những ứng dụng thành công, mang dấu ấn và nổi bật. Một điều quan trọng nho nhỏ nữa đó là sự tận tâm, kiên nhẫn và ý chí  trong quá trình phát triển, bởi tạo ra một ứng dụng di động vốn đã là điều không đơn giản, làm cho nó thành công lại càng là điều khó hơn. Tuân thủ các quy tắc, theo sát các bước quan trọng và cống hiến hết mình chính là cách để bạn tới được đích đến.

 


Đừng quên theo dõi Blog và Fanpage của AppotaX (Google Ad Exchange Việt Nam) để cập nhật những thông tin và thủ thuật hữu hiệu nhất về Thế giới số cũng như thị trường Quảng cáo – Ứng dụng di động nhé!

Comments

comments

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *